Đâu là khoảng cách giữa học sinh giỏi và học sinh kém: Cứ nhìn 5 khía cạnh này sẽ rõ!
Giữa học sinh giỏi và học sinh kém tồn tại nhiều sự khác nhau về thói quen cũng như thái độ đối với việc học.
- 26-08-2023Toàn cảnh điểm chuẩn đại học năm 2023: Nhóm ngành công nghệ "lên ngôi", xuất hiện ngành tăng gần 11 điểm!
- 26-08-2023Nhân viên thu ngân bị lừa 6,5 tỷ đồng, cảnh sát kịp thời vào cuộc, chạy đua với thời gian để cứu nguy
- 26-08-2023Loại rau nhiều canxi vượt xa trứng, sữa cực tốt cho sức khỏe
Ở giai đoạn tiểu học, rất nhiều học sinh được coi là những “em bé ngoan”. Thế nhưng lên đến cấp 2, khi các em bước vào tuổi nổi loạn, một số học sinh bắt đầu có sự thay đổi về mọi mặt từ sinh lý đến tâm lý. Lúc này, ngay cả trong vấn đề học tập của các em cũng sẽ có sự “phân cực”: một số em không hề để tâm đến việc học, vì vậy trở thành “học sinh kém”, “học sinh cá biệt”; một số em khác lại tìm thấy niềm vui trong học tập hoặc ý thức được sức mạnh của tri thức, muốn dùng tri thức thay đổi vận mệnh của mình, và những em này trở thành “học sinh giỏi”, “con nhà người ta” trong truyền thuyết.
Dù không đúng hoàn toàn nhưng về cơ bản, giữa học sinh giỏi và học sinh kém thực sự tồn tại những khác biệt hết sức rõ ràng. Khoảng cách giữa học sinh giỏi và học sinh kém là gì, bạn sẽ tìm được câu trả lời thông qua 5 phương diện dưới đây
#1: Sự chuẩn bị trước khi đến lớp, có sự khác biệt lớn giữa học sinh giỏi và học sinh kém
Học sinh giỏi: Trước khi đến lớp, học sinh giỏi sẽ xem trước nội dung sắp học, vạch ra những gì chưa hiểu hoặc cảm thấy cần chú ý kỹ. Học xong tiết nào họ sẽ lập tức ôn tập lại để củng cố kiến thức đã học.
Học sinh kém: Nếu là học sinh kém ở giai đoạn tiểu học, hẳn sẽ xảy ra hiện tượng lén nói với bố mẹ rằng hôm nay giáo viên không giao bài tập về nhà, và những lời nói dối kiểu này sẽ càng gia tăng sau khi lên giai đoạn cấp 2. Trong trường hợp phụ huynh không hay trao đổi với giáo viên, hành động này của học sinh kém chẳng mấy khi bị vạch trần.
#2: Học online, biểu hiện của học sinh giỏi và học sinh kém là khác nhau
Học sinh giỏi: Dù là học trực tuyến thì hiệu quả học sinh giỏi thu lại vẫn rất tốt. Nếu không hiểu, họ sẽ ghi hình và xem lại buổi học, rồi chép vào vở. Chưa hết, chữ viết của học sinh giỏi thường rất gọn gàng, sạch đẹp, dễ theo dõi.
Học sinh kém: Có một sự thật là học sinh kém cũng rất hứng thú với các tiết học online. Tại sao “có hứng thú” ư? Rất đơn giản – Khi thấy phụ huynh đang nhìn mình, họ sẽ giả vờ “học online”, chỉ cần phụ huynh vừa rời đi, họ sẽ lập tức “xõa” bằng game, phim ảnh và ti tỉ trang web giải trí khác.
#3: Tự đánh giá sau kỳ thi, thái độ của học sinh giỏi và học kém khác xa nhau
Học sinh giỏi: Nếu thi hoặc làm bài kiểm tra không tốt, học sinh giỏi sẽ buồn. Tuy nhiên, ngoài việc buồn bã, học sinh giỏi cũng sẽ ghi lại những lỗi sai của mình và nghiên cứu kỹ càng để rút kinh nghiệm. Vì vậy khi học sinh giỏi đi thi, một lỗi sai họ thường chỉ để mình mắc một lần chứ không để đến lần thứ hai.
Học sinh kém: Nếu thi hoặc làm bài kiểm tra không tốt, học sinh kém thấy... bình thường. Họ giữ vững thái độ “mặc kệ đời”, kết quả muốn ra sao thì ra sao và tiếp tục lén nghịch điện thoại, ngủ gật trong lớp. Cùng một lỗi sai họ cũng mắc đi mắc lại hết lần này đến lần khác.
#4: Lên kế hoạch học tập, hiệu suất của học sinh giỏi và học sinh kém chênh lệch nhiều
Học sinh giỏi: Học sinh giỏi thường có thời gian biểu rất căng và nghiêm túc, khi nào thì làm bài tập về nhà, khi nào thì nghe nhạc vài phút để thư giãn, khi nào thì đọc trước bài mới, khi nào thì ôn tập kiến thức cũ, tất cả đều có đầu có đuôi.
Học sinh kém: Học sinh kém không bao giờ chủ động trong học tập, nếu có thể lười biếng thêm một phút, họ sẽ không chẳng chịu lãng phí dù chỉ 1-2 giây. Chỉ cần có cơ hội để lười, để chơi, học sinh kém nhất định sẽ nắm chắc.
#5: Sắp xếp thời gian rảnh, học sinh giỏi và học sinh kém mỗi người một kiểu
Học sinh giỏi: Thời gian rảnh của học sinh giỏi thực ra cũng không rảnh lắm vì họ sẽ tận dụng nó để đến thư viện và đắm mình trong đại dương tri thức, sẽ đến hiệu sách để tìm kiếm những tài liệu tham khảo hay ho hoặc sẽ vùi mình trong những trang sách để bù đắp kiến thức mình còn thiếu sót.
Học sinh kém: Lúc rảnh rỗi học sinh kém làm gì? Chơi game, ngủ, yêu sớm, quậy tung xóm làng..., việc gì học sinh kém cũng thích làm, chỉ mỗi học tập là không.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ mới