Đậu mùa khỉ: Hơn 6.000 ca với "hành vi lạ", WHO tái triệu tập ủy ban khẩn cấp
Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, Ủy ban khẩn cấp về Quy định y tế quốc tế (IHR) liên quan đến đậu mùa khỉ có thể được triệu tập lần nữa trước ngày 18-7.
- 30-06-2022WHO cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ không ngừng lây lan các nhóm nguy cơ cao
- 28-06-2022Phát hiện bệnh nhi nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên trên thế giới
- 26-06-2022WHO ra "phán quyết" về bệnh đậu mùa khỉ
- 25-06-2022Họp khẩn đậu mùa khỉ chưa ngã ngũ, ủy ban khẩn cấp khác của WHO bất ngờ ra tuyên bố
Trong báo cáo liên quan đến buổi họp về các bệnh truyền nhiễm trên thế giới mà WHO gửi các cơ quan báo chí rạng sáng 7-7 (giờ Việt Nam), Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại về "quy mô và sự lây lan" của virus đậu mùa khỉ.
Theo thống kê mới nhất của WHO, số ca đậu mùa khỉ toàn cầu đã tăng lên hơn 6.000 ca (được xét nghiệm khẳng định), ghi nhận tại 58 quốc gia.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại một cuộc họp - Ảnh: WHO
Trong đó châu Âu chiếm khoảng 80% trên số ca được khẳng định này. Số ca trên chưa bao gồm hàng ngàn ca trong tình trạng "nghi nhiễm" tại châu Phi, nơi năng lực xét nghiệm còn thấp.
Người đứng đầu WHO cũng nhìn nhận hành vi bất thường của virus tại châu Phi: các ca bệnh đang xuất hiện ở các quốc gia trước đây không bị ảnh hưởng và số ca nhiễm/nghi nhiễm đã tăng lên kỷ lục ở các quốc gia trước đây có lưu hành dịch bệnh.
"Các nhóm của chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ dữ liệu, tôi dự định sẽ triệu tập lại Ủy ban Khẩn cấp để họ được cập nhật về dịch tễ học hiện tại và diễn biến của đợt bùng phát, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống" - tiến sĩ Tedros nói.
Ông cho biết ủy ban này sẽ được triệu tập trong tuần lễ có ngày 18-7 hoặc sớm hơn nếu cần. Trong lần triệu tập trước, ủy ban này tuyên bố đậu mùa khỉ chưa phải PHEIC (tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng đang được quốc tế quan tâm) nhưng tiến sĩ Tedros cũng nói thêm quyết định này có thể được xem xét lại bất cứ lúc nào.
WHO đang làm việc với các quốc gia và các nhà sản xuất vắc-xin để điều phối việc chia sẻ vắc xin hiện khan hiếm và cần được tiếp cận với những người có nguy cơ cao nhất, cũng như hợp tác chặt chẽ với cộng đồng LGBTIQ +, nhằm phá vỡ sự kỳ thị về căn bệnh và tăng cường truyền thông để mọi người có thể tự bảo vệ mình.
Người Lao động