Đầu tư cho cảnh quan, khi tầm nhìn không quá… ngọn cây
Khi vai trò của cảnh quan như một vũ khí bán hàng hiệu quả được khẳng định thì các doanh nghiệp bất động sản cũng càng ngày càng đầu tư nhiều hơn cho thiết kế cảnh quan. Tuy nhiên, do thiết kế cảnh quan là lĩnh vực còn khá mới ở Việt Nam nên không ít chủ đầu tư đã có những ngộ nhận, dẫn tới việc chưa phát huy hết hiệu quả của cảnh quan.
- 18-08-2017Nội - ngoại so găng trên thị trường bất động sản
- 28-07-2017Bất động sản dưới góc nhìn của kiến trúc sư cảnh quan
- 12-07-2017Tại sao càng ít đất càng phải đầu tư cho cảnh quan?
Những hiểu lầm tai hại
Dù cảnh quan được xác định là vũ khí marketing chiến lược, nhưng không ít người vẫn suy nghĩ rất đơn giản rằng, cảnh quan có nghĩa là… trồng cây xanh, trồng càng nhiều cây càng tốt. Trong bối cảnh đô thị bị bê tông hoá thì màu xanh mướt mắt sẽ là yếu tố cuốn hút khách hàng. Nhưng liệu cứ phải dự án có nhiều cây xanh là dự án có cảnh quan đẹp?
Câu trả thực tế không phải như vậy. Có nhiều dự án chung cư không có nhiều cây xanh, nhưng thay vào đó là những quảng trường với nhiều không gian tiện ích khác nhau như khu căn hộ Goldmark City vẫn được coi là dự án có cảnh quan đẹp và hiệu quả. Nhắc đến Goldmark city người ta không nhắc đến dự án có nhiều cây xanh mà sẽ là dự án “có nhiều quảng trưởng nhất Việt Nam” với quảng trường Ruby, quảng trường Saphire, quảng trường nước, quảng trường ánh sáng.
Cũng có chủ đầu tư nghĩ rằng, cây càng to thì dự án càng xanh và càng hấp dẫn khách hàng, nên tìm kiếm và đánh chuyển những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi từ những cánh rừng nguyên sinh về đặt lại trong các khu dân cư. Nhưng khi đó, chính khách hàng sẽ đặt câu hỏi, trồng cây xanh như thế có còn là bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ tự nhiên hay không?
Để tạo ra màu xanh cho đô thị, chủ đầu tư đã vô tình phá vỡ môi trường tự nhiên ở nơi khác khiến “màu xanh” không được trọn vẹn, dễ dẫn đến “mất điểm” trong mắt khách hàng. Mục đích tăng tính hấp dẫn cho dự án bằng cách trồng cây xanh lại có tác dụng ngược. Lợi bất cập hại là vì thế.
Đầu tư cảnh quan, không thể “ăn xổi”
Là một trong những kiến trúc sư cảnh quan hàng đầu Việt Nam, ông Lê Tuấn Long, Tổng giám đốc Eden Landscape khẳng định rằng, không thể đầu tư cảnh quan kiểu “ăn xổi” bằng cách trồng cây xanh hay tung ra những bản vẽ 3D hào nhoáng để đánh bóng dự án, mà phải nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ lưỡng bắt đầu từ nhu cầu của người sử dụng.
“Kiến trúc sư cảnh quan nhất thiết phải xem xét người sử dụng là ai, thu nhập ra sao, già hay trẻ, nhu cầu của từng người thế nào cũng như xu hướng tương lai ra sao. Bởi người già thích tập thể dục vào buổi sáng sớm hay đánh cờ còn trẻ nhỏ thích có các không gian rộng để chạy nhảy, nô đùa. Do đó thiết kế cảnh quan phải phù hợp với nhu cầu của người sử dụng”, ông Long nhấn mạnh.
Không những thế, vị kiến trúc sư ASEAN nhấn mạnh, cũng cần nghiên cứu về mối quan hệ giữa cảnh quan và con người, giữa mong muốn, nhu cầu và năng lực của chủ đầu tư, bởi chất lượng cảnh quan và chất lượng công trình là thước đo uy tín và thương hiệu chủ đầu tư.
Goldmark City là một trong những dự án nổi bật có thiết kế cảnh quan đẹp, vừa mang lại cuộc sống có chất lượng cho cư dân, vừa gia tăng tính thẩm mỹ cho dự án. Việc thiết kế cảnh quan cho dự án này được dựa trên những nghiên cứu mang tính khoa học về tiềm năng, nhu cầu của chủ đầu tư, của khách hàng, cũng như các yếu tố tự nhiên như nắng và gió. Đó là nhu cầu về không gian công cộng, không gian giao lưu, không gian thiên nhiên để cư dân sinh hoạt và phát triển toàn diện, chứ không hẳn chỉ là cây xanh.
Thêm nữa, khi nghiên cứu các yếu tố tự nhiên như nắng và gió, các kiến trúc sư cảnh quan cũng đã nhận ra rằng, việc trồng nhiều cây xanh cũng không phát huy hiệu quả, bởi chiều cao công trình đã che chắn nắng cho các không gian phía dưới. Trong điều kiện ấy, việc tạo không gian công cộng như sân chơi và quảng trường sẽ phát huy tối đa hiệu quả của cảnh quan.
Bởi thế, thay vì trồng nhiều cây xanh, các kiến trúc sư Eden Landscape đã thiết kế những quảng trường lớn để phục vụ nhu cầu thực tế của hơn 10.000 cư dân ở đây, như Quảng trường Ruby, Quảng trường Nước, Quảng trường Ánh sáng và Quảng trường Saphire.
Thay vì sử dụng vật liệu lai căng hay nhập khẩu đắt tiền, các kiến trúc sư đã nghiên cứu và sử dụng những vật liệu bản địa. Chất liệu gốm sứ Bát Tràng - vốn chỉ thấy ở bát đĩa, cốc tách - đã được các kiến trúc sư Eden Landscape mang ra “ngoài trời”, gắn với sinh hoạt hàng ngày của cư dân. Những tháp cây đón nắng phản chiếu ánh nắng rực rỡ được ghép lại từ hàng nghìn miếng ghép mosaic, tạo nên bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc cho Quảng trường Ruby.
Thú vị hơn nữa, những tháp cây này được lấy cảm hứng từ chính hình ảnh “lá khoai nước” – một loại cây rất đỗi thân thuộc của người dân Việt Nam. Cùng với những “lá khoai nước”, cây đa đầu làng - hình ảnh gợi nhắc đến những xóm làng Việt Nam bình yên và gần gũi - đã được tái hiện thành cổng chào độc đáo cho dự án.
Cảnh quan đậm nét văn hoá truyền thống hòa quyện với sự hiện đại của một khu căn hộ cao cấp phong cách Singapore đã góp phần làm tăng hấp lực của Goldmark City, đưa dự án trở thành thỏi nam châm hút khách mua nhà.
“Cảnh quan không đơn giản là vũ khí tiếp thị bán hàng, mà còn góp phần nâng cao giá trị dự án và chất lượng cuộc sống của người sử dụng. Vì thế, chủ đầu tư các dự án bất động sản phải có sự nghiên cứu và đầu tư đúng mực, thì mới phát huy được hiệu quả của cảnh quan, chứ không thể chỉ vẽ ra cho đẹp để bán hàng”, ông Long khẳng định.