Đây là câu trả lời cho câu hỏi tại sao các ngân hàng luôn tự đặt mình vào thế khó
Hockey là một môn thể thao nguy hiểm. Nhưng người ta vẫn cho rằng việc một cầu thủ đội mũ bảo hiểm trên sân băng là hành động sỉ nhục đồng đội – những người không đội mũ. Điều đó có đúng với các ngân hàng? Công trình nghiên cứu đạt giải Nobel 2005 của Schelling sẽ giải thích cho nguyên lý hành vi này.
- 27-04-2016Được ông chủ tặng cổ phần, nhiều nhân viên của công ty này đã trở thành triệu phú
- 01-04-2016Chủ ngân hàng giàu nhất thế giới bị điều tra
- 23-03-2016Đây là điều mà các ông lớn ngân hàng phải làm để thoát khỏi tình trạng kinh doanh bết bát
Thà muộn còn hơn không bao giờ.
Cuối tháng 4, Chính phủ Mỹ thông qua quy định mới nhằm hạn chế lương thưởng của giới ngân hàng phố Wall. Theo đó, ban lãnh đạo các định chế tài chính lớn phải đợi sau 4 năm mới nhận được một phần khoản chi trả đãi ngộ.
Các công ty buộc phải cắt thưởng nhân viên – những người đứng lên chịu trách nhiệm cho các khoản lỗ. Quy định mới nằm trong dự luật cải cách Dodd-Frank năm 2010 có hiệu lực ngay sau khi dự luật được thông qua. Nhưng phải đến 5 năm sau, các cơ quan thụ luật mới có thể thực thi và lên đề xuất thay đổi. (Và sẽ phải mất nhiều tháng, quy định mới được thông qua và hiện thực hóa).
Theo một cách nào đó, sự trì hoãn thể hiện tầm ảnh hưởng của quy định mới sẽ giảm so với bản chất ban đầu. Bởi lẽ, sự thức giấc cuả khủng hoảng tài chính khiến các ngân hàng quyết định thay đổi cách thức trả lương cho ban lãnh đạo. Hầu hết, mọi người đều hoãn thưởng 3 năm, một số kéo dài hơn. Nhiều người trì hoãn cả phụ cấp.
Nếu các quy định này được thông qua, ít nhất đối với khoản chi trả phụ, nhân viên ngân hàng sẽ hành động thận trọng và tính toán kỹ lưỡng hơn. Sẽ khó để kiếm lợi ích ngắn hạn từ những tác động tiêu cực dài hạn (như là chốt giao dịch hoặc cho vay nợ rủi ro – thường xảy ra trong suốt thời gian trước khủng hoảng tài chính). Nhưng đổi lại, ngân hàng thu được lợi nhuận bằng cách đặt động cơ của nhân viên vào sức khỏe dài hạn của ngân hàng.
Vậy tại sao trước đây ngân hàng không đặt ra các quy định khắt khe hơn?
Một số người trong cuộc trả lời rằng: nhân viên ngân hàng là “động vật” háu đói – những người không quan tâm đến điều gì xảy ra cho công ty của họ trong tương lai.
Khủng hoảng tài chính kéo cổ phiếu ngành ngân hàng đi xuống. Cổ phiếu Citigroup và BoA đang giao dịch ở mức giá thấp hơn cả thập kỷ trước. Ngăn cản các kỵ binh chấp nhận rủi ro chính xác là những gì mà ban lãnh đạo ngân hàng nên làm. Và thực tế là họ đã từng bước cải tổ quy chế trả lương, nhưng chỉ sau khi sự non nớt trong những quy định cứng rắn đã dần dần lộ ra.
Để giải thích cho câu hỏi tại sao các ngân hàng đã không làm mạnh tay ngay từ ban đầu hay tại sao mối đe dọa hiện thực hóa quy định lại trở nên có ích, nghiên cứu “mũ bảo hiểm của cầu thủ Hockey” được viết bởi nhà khoa học Thomas Schelling năm 1973 sẽ là câu trả lời thỏa đáng nhất.
Nghịch lý xung đột
Vào thời điểm Schelling viết nghiên cứu, NHL – Liên đoàn Hockey quốc gia vẫn yêu cầu cho các cầu thủ hockey phải đội mũ bảo hiểm. Mặc dù được phép nhưng hầu hết không có ai đội. Ngay cả khi điều đó làm tăng khả năng xảy ra chấn thương nghiêm trọng và ai cũng cho rằng cầu thủ nên đội mũ để bảo vệ bản thân. Vậy tại sao?
Cầu thủ hockey cho biết họ có cảm giác sẽ bị thương nếu một cầu thủ chơi cùng trên sân đội mũ bảo hiểm. Schelling chỉ ra rằng, nếu quyết định của một cá nhân bị phụ thuộc vào quyết định của người khác thì con người có thể rơi vào bẫy cân bằng bất hiệu quả (inefficient equilibrium) bằng việc chờ đợi người khác ra quyết định.
Cũng theo Schelling, có nhiều cách để thoát khỏi điểm cân bằng bất hiệu quả, nhưng cách hiệu quả mà trực quan nhất đó là ban lãnh đạo cấp cao cần phải có mặt kịp thời để thay đổi quy định.
Một nghịch lý tương tự cũng xảy ra trong ngành ngân hàng. Hoãn thưởng làm giảm nguy cơ nhân viên ngân hàng chấp nhận rủi ro một cách ngu ngốc hoặc tham gia vào giao dịch phi pháp. Nhưng đây lại là một bất lợi trong cuộc chạy đua thu hút nguồn nhân lực. Ngay cả những nhà giao dịch thông minh hoặc giới quản lý cấp cao cũng có thể đặt nhầm cửa trên thị trường tài chính. Do đó, tất cả mọi người là như nhau.
Áp lực cạnh tranh sẽ không đến từ vấn đề có hoãn thưởng hay không nếu tất cả các ngân hàng đều làm vậy. Khi đó sức khỏe dài hạn ngành ngân hàng sẽ được cải thiện. Giống như những cầu thủ hockey không đội mũ bảo hiểm, những ngân hàng bị mắc kẹt trong bẫy cân bằng bất hiệu quả vì không ai muốn làm người đầu tiên phải ra quyết định.
Bằng việc hoãn thưởng và kéo dài thời gian trả lương, chính phủ đang san lấp sân chơi cho cuộc chạy đua nhân tài của giới ngân hàng. Đây có thể được coi là chiến lược phòng thủ khủng hoảng của các ngân hàng, giúp nhân viên của họ quyết định dựa trên lợi ích của toàn công ty hơn.
Đó chính là nghịch lý xung đột của Schelling – công trình nghiên cứu đã được giải Nobel năm 2005: “Trước một tình huống xung đột với đối thủ, một bên có thể chiếm ưu thế bằng cách “phế bỏ” một số lựa chọn đang có của mình”.