Đây là chuyến tàu trở khách dài nhất thế giới, với tổng chiều dài lên tới gần 2 km
Chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới hiện đang ở Thụy Sĩ, với 100 toa tàu và tổng chiều dài đạt tới 1,2 dặm (gần 2 km).
- 13-10-2022Có gì bên trong những chuyến tàu xa xỉ nhất thế giới, như resort 5 sao di động?
- 20-08-2022Có gì trên chuyến tàu hạng sang Việt Nam từng lọt top của CNN?
- 01-08-2022Ngắm những chuyến tàu đẹp và xa xỉ nhất thế giới, không khác gì khách sạn 5 sao thu nhỏ di động
Một đoàn tàu dài 1,2 dặm đã hoàn thành một hành trình ngắn qua khu vực hiểm trở, phá vỡ kỷ lục trước đó trong quá trình này. Nỗ lực phá kỷ lục được tổ chức bởi Đường sắt Rhaetian (RhB) như một phần của lễ kỷ niệm 175 năm đường sắt đầu tiên của Thụy Sĩ.
Để kỷ niệm 175 năm ngày ra đời, cuối tuần qua, Công ty đường sắt Rhaetian (RhB) của Thụy Sĩ đã lập kỷ lục chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới. Chuyến tàu mang tên Capricorn này gồm 100 toa, dài 1.910 m, nặng 3.295 tấn. Tàu chạy dọc trên tuyến Albula, từ ga Preda đến Thusis, dài khoảng 25 km, trong gần 1 giờ.
Công ty đường sắt Thụy Sĩ, Rhaetian Railway, đã giành kỷ lục Guinness cho chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới với hành trình trên một trong những đường ray ngoạn mục nhất qua dãy núi Alps. Con tàu đã phá kỷ lục 30 năm tuổi của Công ty Đường sắt Quốc gia Bỉ đã thiết lập tiêu chuẩn đó vào năm 1991 - tuyến đường sắt gồm 70 toa tàu, kéo dài 1,1 dặm đã vượt qua quãng đường dài 38 dặm.
Đoàn tàu của Thụy Sĩ có 100 toa, 7 người lái, 4.550 chỗ ngồi, dài 1,2 dặm (1,9 km), nặng 3.295 tấn. Vào ngày 29 tháng 10 năm 2022, đoàn tàu đi qua Albula/Bernina trên đường từ Preda đến Bergün. Tuyến đường này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và dẫn qua 22 đường hầm bắc qua 48 cây cầu, bao gồm cả Cầu cạn Landwasser (một cây cầu đường sắt cong sáu vòm, dài 142 mét và cao 65 mét, và chỉ có duy nhất một đường ray).
Hàng nghìn du khách và những người đam mê tàu hỏa đã tập trung tại sự kiện này ở Bergün hoặc dựng trại dọc theo tuyến đường nói trên để tham gia vào cuộc phiêu lưu bất thường này. Chuyến tàu được quay bởi 19 camera trên máy bay trực thăng và máy bay không người lái, camera trên tàu và dọc theo đường ray, cùng 3 đường dẫn lên vệ tinh, tạo nên một kỷ lục độc đáo về sự kiện chỉ có một lần trong đời này.
Đây là một trong những tuyến đường sắt có phong cảnh ngoạn mục nhất thế giới, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2008. Trên hành trình lập kỷ lục thế giới, con tàu đã xuyên qua 22 đường hầm, trong đó có một số đường hầm xoắn ốc xuyên núi, qua 48 cây cầu, gồm cả Cầu cạn Landwasser.
Đoàn tàu 100 toa được xây dựng bằng cách kết nối 25 đoàn tàu điện lại với nhau, mỗi đoàn có bốn toa. Công ty đường sắt Thụy Sĩ, Rhaetian Railway đã dành nhiều tháng để lên kế hoạch cho chuyến đi này, với sự tham gia của 7 tài xế lái tàu và 21 kỹ thuật viên, mỗi người giám sát các đoạn tàu của riêng mình để đảm bảo chúng không tăng tốc hoặc giảm tốc quá nhanh. Ngoài ra, các tài xế và kỹ thuật viên phải chịu trách nhiệm về hệ thống phanh khẩn cấp của riêng họ.
Lần chạy thử ban đầu không thành công do một trong các tài xế không thể đạp phanh khẩn cấp. Thực tế là chiều dài khổng lồ của đoàn tàu khiến những người lái tàu không thể truyền đạt thông tin với nhau một cách hiệu quả khiến tình hình càng trở nên khó khăn hơn - hệ thống liên lạc thường không thể hoạt động trong đường hầm.
Do hệ thống phanh tái tạo của tàu, những người điều hành cũng đã hạn chế tốc độ của tàu ở mức tối đa là 21 dặm/ giờ. Điều này là do hệ thống phanh tái tạo của đoàn tàu gửi năng lượng trở lại lưới điện trên cao khi nó xuống dốc. Với một đoàn tàu lớn như vậy, người ta lo ngại rằng quá trình tái tạo có thể làm nổ cầu chì trong các toa hoặc đốt cháy các dây xích phía trên đường ray.
Một điểm đặc biệt nữa trong hành trình xác lập kỷ lục là chuyến tàu Capricorn được vận hành trên tuyến đường sắt khổ hẹp. Không giống hầu hết các tuyến đường sắt của Thụy Sĩ và Châu Âu sử dụng đường ray khổ tiêu chuẩn là 1,435 m, đường ray của RhB chỉ có kích thước 1 m. Các kỷ lục thế giới trước đây, do Bỉ và Hà Lan nắm giữ, thường sử dụng đường ray khổ tiêu chuẩn và chạy qua các tuyến đường bằng phẳng để làm lợi thế.
Thụy Sĩ là một quốc gia sở hữu ngành đường sắt không giống ai. Người Thụy Sĩ là những người đam mê du lịch đường sắt nhất trên toàn thế giới, họ đi tàu trung bình 2.450 km hàng năm, tương đương 25% tổng đoạn đường di chuyển hàng năm của họ. Thụy Sĩ là một quốc gia nhỏ với địa hình đồi núi ban đầu có vẻ không phù hợp với đường sắt, nhưng thực tế họ lại lại tỏ ra vô cùng vượt trội trong lĩnh vực này.
Thụy Sĩ từ lâu đã là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật dân dụng, cơ khí và điện, đồng thời công nghệ và kiến thức của Thụy Sĩ cũng được xuất khẩu sang các nước khác. Giám đốc điều hành (CEO) RhB, Tiến sĩ Renato Fasciati nhấn mạnh nỗ lực lập kỷ lục chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới là sự kiện quan trọng để đánh dấu 175 năm ra đời của công ty đường sắt này. Kỷ lục này được thiết lập nhờ sự hỗ trợ của công ty đóng tàu Stadler. RhB hy vọng đông đảo có thêm nhiều du khách sẽ tham gia trải nghiệm trên hành trình này trong thời gian tới.
Albula là tuyến đường ngoạn mục nhất xuyên qua dãy Alps giữa Thusis và St Moritz. Tuyến đường này được xây dựng trong 5 năm, có tổng chiều dài 62km, với 55 cây cầu và 39 đường hầm, cùng những khúc cua ngoằn ngoèo và dốc đứng.
Ở Thụy Sĩ, những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng có kỳ vọng cao đến mức chỉ cần một chút chậm trễ cũng có thể khiến họ không hài lòng. Về vấn đề này, thành tựu phi thường của Rhaetian đối với tuyến đường sắt Thụy Sĩ là một bằng chứng ấn tượng sâu sắc về khả năng tiên tiến nhất của Thụy Sĩ trong công nghệ đường sắt.
Phụ nữ Việt Nam