Đây là kiểu tắm cực nguy hiểm trong mùa hè: Đem lại cảm giác thoải mái nhưng tàn phá sức khỏe rất nhanh, thậm chí gây tai biến, đột quỵ
Tắm gội đem lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe nhưng đồng thời cũng có thể khiến bạn mang bệnh nếu phạm phải sai lầm này.
- 04-06-2020Vì sao dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa nắng nóng gay gắt, mưa bất chợt: Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ ra sai lầm gia đình nào cũng mắc
- 02-06-2020Ngày nắng nóng kỷ lục, nhiều người bị cơn đau nửa đầu hành hạ: Đây là 6 cách đối phó với chứng đau "địa ngục" ai cũng có thể áp dụng
- 02-06-2020Nắng nóng kỷ lục kéo dài, ai cũng cần uống nước vào 6 "thời điểm vàng" này để bảo vệ sức khỏe, ngăn tình trạng kiệt sức vì nhiệt
Trong những ngày hè, chuyện tắm rửa không đơn thuần chỉ là một hình thức vệ sinh cơ thể mà còn là phút giây thư giãn, gột sạch những mệt mỏi, nóng bức của một ngày dài.
Để giải tỏa cảm giác bức bối do thời tiết và ngủ ngon hơn, rất nhiều người lựa chọn thời điểm ngay trước khi đi ngủ buổi tối để tắm, dù hành động này có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro chết người.
Tắm đêm (sau 22h) - rủi ro cao gây trúng gió, đột quỵ nhưng nhiều người vẫn coi thường
Chúng ta đã đọc rất nhiều lời cảnh báo về tác hại của việc tắm muộn, tuy nhiên khi chưa trở thành nạn nhân của thói quen này thì nhiều người vẫn còn rất coi thường.
Tháng 7/2019, cư dân mạng liên tục chia sẻ bài viết về trường hợp một người đàn ông ở Quảng Ninh (SN 1988) phải nhập viện cấp cứu do tắm đêm. Chủ bài viết là chị T. vợ của nam bệnh nhân, chị cho biết chồng chị đi tắm vào lúc 11 giờ đêm. Không lâu sau, chị nghe thấy tiếng chồng gọi trong nhà tắm, vội chạy vào thì thấy anh mặt mũi tái xanh, người lả đi, chân tay có dấu hiệu tê dần. Chị hốt hoảng đưa chồng vào bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh để cấp cứu, sau khi thăm khám, bác sĩ nghi ngờ chồng chị T. đã bị trúng gió do tắm đêm.
Câu chuyện từng thu hút 11.000 lượt bình luận, hơn 7000 lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
Trước đó và đầu tháng 4/2019, nghệ sĩ Anh Vũ cũng đã qua đời do đột quỵ ở tuổi 47 khi đang lưu diễn ở Mỹ nghi ngờ là do tắm khuya.
Vì sao tắm đêm lại gây nguy hiểm cho tính mạng?
Chuyện tắm khuya thực sự nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ, theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), xét về nguyên lý âm - dương, đêm thuộc về âm, ngày thuộc về dương. Cơ thể con người phụ thuộc và chịu ảnh hưởng vào thời tiết.
Vào buổi tối, nhiệt độ, không khí giảm xuống nên tắm đêm sẽ không có lợi, thậm chí gây tổn hại cho sức khỏe. Nhẹ thì gây đau đầu, mỏi cổ vai gáy, đau tay chân, tay chân cử động khó. Nặng hơn có thể dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm như tai biến , đột quỵ và tử vong.
Theo lương y, tắm đêm cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi , đặc biệt là những người đang bị suy giảm miễn dịch.
Thói quen tắm đêm đặc biệt nguy hiểm với người già bởi đối tượng này có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào ban đêm, họ có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn so với người trẻ.
Ngoài ra lương y Bùi Hồng Minh còn khuyến cáo thêm một nguy cơ khác đó là: tắm đêm xong lập tức ngồi quạt hoặc điều hòa. Hành động này ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến và đột quỵ.
Vậy nên tắm lúc nào, tắm như thế nào là tốt nhất?
Theo Healthline, thói quen tắm vào buổi sáng sẽ giúp bạn khởi động một ngày mới tốt nhất, giảm ho, cải thiện hệ miễn dịch…
Ngoài ra, bạn cũng nên ghi nhớ một số điều sau khi tắm:
- Chỉ nên tắm mỗi ngày 1 lần. Vào những ngày bạn không tắm, hãy dùng khăn để lau mặt, nách, và háng.
- Thời gian tắm cũng không nên quá lâu, mỗi lần tắm chỉ từ 15 - 20 phút. Chỉ nên tắm dưới vòi hoa sen từ 5-10 phút.
- Nếu bạn muốn tắm tối thì chỉ tắm trước 20 giờ, tuyệt đối không tắm sau 22 giờ.
Nhịp Sống Việt