Đây là lý do Singapore dùng những chiến binh tới từ một bộ lạc của Nepal bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
Khả năng chiến đấu của những chiến binh Gurkha đã được lịch sử chứng minh.
- 05-06-2018Singapore đang làm gì để lo nơi ăn, chốn ở cho ông Kim Jong Un và ông Trump?
- 05-06-2018Ông Trump sẽ gặp mặt ông Kim Jong Un vào lúc 9h sáng ngày 12/6 tại Singapore
- 04-06-2018Bài toán khó cho Tổng thống Trump ở hội nghị G7
- 04-06-2018Căng thẳng thương mại với Chính quyền Trump, Thủ tướng Canada hé lộ lời khuyên của ông Obama lúc rời Nhà Trắng
- 03-06-2018Thuế quan thép của Trump có thể huỷ hoại ngành dầu khí của Mỹ
Lịch sử của những chiến binh Gurkha
Hiện tại, những chiến binh tới từ bộ lạc Gurkha, vốn sống ở những ngọn núi xa xôi hẻo lánh của Nepal, vẫn đang là một phần quan trọng trong lực lược đặc nhiệm thiện chiến của Quân đội Anh, Ấn Độ và một số quốc gia khác. Lật dở lại lịch sử, Quân đội Anh chiêu mộ những chiến binh Gurkha sau cuộc chiến tranh Anglo-Nepal từ năm 1814 tới năm 1816.
Trong quá trình mở rộng lãnh thổ, Công ty Đông Ấn (EIC) của Anh đã chiếm vùng lãnh thổ lớn thuộc bang Uttar Pradesh của Ấn Độ ngày nay. Hành động chiếm đất khiến họ giáp mặt những người Gurkha ở Nepal, những chiến binh thiện chiến với vũ khí thô sơ nhưng không ít lần đập tan các cuộc tấn công của Quân đội Anh, vốn được trang bị vũ khí vượt trội gấp nhiều lần.
Trước thế kỷ 18, đất nước Nepal là sự chắp vá của các bộ lạc độc lập. Khi đế chế Mughal tan rã, Prithvi Narayan Shah, vua của người Gurkha, chinh phục gần như toàn bộ khu vực Himalaya và bắt đầu mở rộng sang các vùng đồng bằng ở miền bắc Ấn Độ. Gurkha là những chiến binh rất thiện chiến và dũng cảm, nhưng lại là nỗi ám ảnh cho thực dân Anh trong quá trình mở rộng lãnh thổ thuộc địa.
Dù chiếm được Ấn Độ nhưng các chiến binh Gurkha đã ngăn Anh biến đất nước Nepal thành thuộc địa dù nhiều phần lãnh thổ bị chiếm đóng. Khi không thể đánh bại đội quân thiện chiến, quân đội Anh chiêu mộ các chiến binh thiện chiến vào hàng ngũ của họ. Từ đó, chiến binh Gurkha không chỉ có mặt ở Ấn Độ mà còn tham gia các lực lượng Anh trên nhiều thuộc địa khác, trong đó có Singapore.
Chiến binh Gurkha là những người kiên cường, dũng cảm và có tính kỷ luật rất cao. Ngoài ra, họ không chỉ chiến đấu cho bản thân mình mà còn chiến đấu vì truyền thống gia đình và bạn bè. Nó khiến họ càng trở nên mạnh mẽ và khó đánh bại. Vũ khí không thể thiếu của chiến binh Gurkha là con dao quắm có tên khukri. Truyền thuyết của người Gurkha nói rằng, khi khukri được rút khỏi vỏ, nó sẽ chỉ được cất vào khi đã nhuốm máu.
Những sứ mệnh quan trọng của chiến binh Gurkha ở Singapore
Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, những chiến binh Gurkha sớm được đưa tới Singapore với nhiệm vụ đảm bảo an ninh và chiến đấu phục vụ cho nước Anh. Tuy nhiên, sau khi Singapore giành được độc lập, những chiến binh này vẫn tiếp tục là một phần của quân đội đảo quốc sư tử.
Đã từ lâu, chiến binh Gurkha thường được giao nhiệm vụ bảo vệ những sự kiện quốc tế quan trọng diễn ra ở Singapore. Theo Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), có 1.800 chiến binh Gurkha góp mặt trong biên chế lực lượng cảnh sát Singapore.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, được ấn định vào ngày 12/6 tới, chiến binh Gurkha còn xuất hiện trong nhiều sứ mệnh khác mà gần nhất là đảm bảo an ninh cho Đối thoại Shangri-La, nơi tụ họp các quan chức quốc phòng hàng đầu khu vực.
Tim Huxley, chuyên gia về lực lượng vũ trang của Singapore tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhấn mạnh: "Những chiến binh Gurkhas là một trong những thứ tốt nhất mà Singapore có thể mang đến cho Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên. Ngoài tham gia chiến trường, họ được đào tạo để làm những nhiệm vụ như thế này".