Đây là lý do tại sao nền kinh tế Nhật Bản mãi ì ạch
Ở Nhật Bản tồn tại một khoảng cách giữa nhóm người giàu có, quyền lực với nhóm người làm công yếu thế, bị bóc lột lương.
- 22-09-20166 điều cần biết về quyết định mới của NHTW Nhật Bản
- 21-09-2016NHTW Nhật Bản vừa đưa ra một quyết định khiến TTCK toàn cầu mừng rỡ
- 09-09-2016Nhật Bản, Trung Quốc hưởng lợi lớn nhất từ Brexit
Đó là nhận định về mối quan hệ giữa giới chủ và người lao động ở Nhật Bản của IMF gần đây. Theo trưởng phái đoàn IMF tại Nhật Bản - Luc Everaert, nếu quốc gia này không có thêm hành động để thu hẹp khoảng cách trên thị trường lao động, nền kinh tế cũng như Nhật Bản nói chung sẽ trở thành người thua cuộc.
Ông Everaert – 55 tuổi nhận định, bộ số liệu được NHTW Nhật Bản tung ra hôm thứ 2 cho thấy dòng tiền của các công ty và tiền gửi tiết kiệm trong quý trước đã tăng lên mức lịch sử 242.000 tỷ yên (2.400 tỷ USD). Như vậy, các chủ doanh nghiệp đã từ chối lời kêu gọi thúc đẩy tốc độ tăng lương và đầu tư tài sản. Tốc độ tăng lương trì trệ đang ngày càng xói mòn năng lực mua sắm tiêu dùng cá nhân cũng như nỗ lực thúc đẩy lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế.
Tiền mặt tại các công ty tăng lên trong khi lương nhân viên giảm.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Everaert lên tiếng trong cuộc tranh luận về vấn đề tiền lương kể từ khi trở thành trưởng phái đoàn IMF tại Nhật Bản hồi tháng 9 năm ngoái. Ông là người ủng hộ chủ trương sử dụng đạo lý để thuyết phục các công ty có lợi nhuận cao tăng lương nhiều hơn cho công nhân viên. Đồng thời ông gợi ý Nhật Bản nên cân nhắc đến khuyến khích thuế để tăng lương.
Liên đoàn lao động của các công ty Nhật Bản từ trước đến nay đều chỉ tập trung làm sao để duy trì công nhân viên có thể cống hiến cả đời, toàn thời gian cho công ty mà không để ý đến nhóm người làm bán thời gian, hợp đồng ngắn hạn hoặc những vị trí tạm thời đang ngày càng tăng lên. Nhóm thứ hai thường được gọi chung là nhóm lao động không thường xuyên – hiện đang chiếm tới 40% thị trường lao động.
Theo Everaert, Nhật Bản đang đi từ mô hình lao động cả đời (vốn cản trở năng lực thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế của doanh nghiệp) đến giai đoạn nhóm lao động không thường xuyên không hoặc nhận được rất ít trợ cấp, phúc lợi trong công việc, cuối cùng gây tổn thất cho nền kinh tế bởi nguồn tiêu dùng cá nhân bị xói mòn.
“Mô hình lao động cả đời là một thành công lớn đối với triển vọng kinh tế Nhật Bản những năm 60,70. Tôi cho rằng mô hình này đã sống lâu hơn tính khả dụng của nó”.
Hai điều kiện tiên quyết nếu Nhật Bản muốn vượt lên chính mình
Trong giai đoạn chuyển tiếp này, Nhật Bản cần những lao động hợp đồng. Khi đó các doanh nghiệp có thể tái cấu trúc lao động, đồng thời đưa ra những điều kiện chia cắt hợp lý và đem lại lợi ích cho công nhân bao gồm cả nhóm về hưu. Everaert lưu ý, thúc đẩy sự di chuyển nguồn lao động toàn thời gian, nhóm lao động thường xuyên sẽ là động lực để tăng lương và phân bộ lao động hợp lý.
Nếu không có cải cách lao động, cho dù NHTW Nhật Bản có nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng cường chính sách tài khóa như thế nào thì cũng không có hiệu quả. Và cũng theo ông Everaert, chính phủ của ông Shinzo Abe cũng sẽ thất bại nhanh chóng trong việc thay đổi nền kinh tế Nhật Bản.
“Điều đó là hết sức quan trọng nếu chương trình Abenomics muốn đạt mục tiêu đúng hạn. Thúc đẩy tăng lương và xây dựng một thị trường lao động linh hoạt hơn là hai điều kiện tiên quyết để Nhật Bản vượt lên chính mình”. Everaer cho biết.