Đây là ‘mỏ vàng’ dưới lòng đất đứng thứ 2 trên thế giới của Việt Nam: Thu hơn 800 triệu USD kể từ đầu năm, nước ta có sản lượng hơn 10 triệu tấn/năm
Loại cây từ gốc đến ngọn đều hái ra tiền này đã mang về cho nước ta hàng tỷ USD mỗi năm.
- 15-10-2024Sóng gió sắp đến với dầu Nga: Ông trùm dầu mỏ lớn nhất thế giới chuẩn bị hạ giá dầu thô toàn cầu, ‘dằn mặt’ các quốc gia không cắt giảm sản lượng
- 14-10-2024Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Campuchia, Indonesia đổ bộ giúp Việt Nam xuất khẩu bỏ xa cả thế giới: Chiếm giữ hơn 60% thị phần, nước ta thu về hàng tỷ USD kể từ đầu năm
- 25-09-2024Báu vật 'nhà trồng được' của Ukraine đổ bộ Việt Nam tăng hơn 800%, nước ta chớp cơ hội vàng chi gần 200 triệu USD gom hàng giá rẻ
Nông sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế khi nhiều mặt hàng đã đưa nước ta lên vị trí hàng đầu về xuất khẩu như hạt tiêu, cà phê, gia vị,…đáng chú ý nước ta còn sở hữu một loại củ tỷ đô được mệnh danh mỏ vàng dưới lòng đất là củ sắn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9 đạt hơn 121 nghìn tấn với trị giá hơn 56 triệu USD, giảm 36,8% về lượng và giảm 34,7% về trị giá so với tháng 8. Lũy kế 9 tháng đầu năm nhóm hàng sắn đã thu về hơn 879 triệu USD với hơn 1,9 triệu tấn, giảm 10% về lượng và giảm nhẹ 1,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xét về thị trường, Trung Quốc tiếp tục là khách hàng lớn nhất của Việt Nam với hơn 1,7 triệu tấn trong 3 quý đầu năm, đạt hơn 802 triệu USD, giảm 9% về lượng nhưng trị giá tương đương với năm trước. Giá xuất khẩu bình quân đạt 454 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Đứng thứ 2 là Đài Loan (TQ) với hơn 37,2 nghìn tấn, trị giá hơn 20 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 12% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân cũng tăng 8% so với năm trước, đạt 545 USD/tấn.
Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu sắn lớn thứ 3 của Việt Nam với hơn 37 nghìn tấn, trị giá hơn 11 triệu USD, giảm mạnh 54% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá cũng tiếp đà giảm sâu so với năm trước, đạt 314 USD/tấn, tương ứng mức giảm 17%.
Cây sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn.
Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo. Lá sắn được sử dụng để làm thức ăn trong chăn nuôi như nuôi cá, nuôi tằm và sau đó được xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các khu vực đông người châu Á sinh sống.
Hiện cả nước có khoảng 530.000 ha sắn, sản lượng hơn 10 triệu tấn một năm. Tuy nhiên lượng sắn lát trữ kho của doanh nghiệp vụ 2023-2024 rất thấp, ước tính chỉ bằng 60% sản lượng trữ kho của vụ 2022-2023. Nguyên nhân có thể do giá đầu vào cao, nhu cầu tiêu thụ chưa khởi sắc, giá đầu ra giữ ở mức thấp, gây rủi ro lớn cho doanh nghiệp khi trữ hàng vào kho.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết tinh bột sắn Việt Nam rất được ưa chuộng tại Trung Quốc, nhất là trong dịp chế biến bánh kẹo mùa Trung Thu và các lễ hội cuối năm. Tuy nhiên, cạnh tranh vẫn khốc liệt với các đối thủ giá rẻ và bột ngô cũng đang thay thế một phần tinh bột sắn. Ngoài Việt Nam, Thái Lan thì Trung Quốc còn tăng mua từ Lào, Campuchia và Brazil, trong khi giảm nhập từ Indonesia.
Hiệp hội sắn Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD một năm vào 2028 và 2,5 tỷ USD năm 2050. Các chuyên gia cũng cảnh báo ngành cần cải thiện chất lượng sản phẩm, đặc biệt khi Trung Quốc đánh giá tinh bột sắn Thái Lan ổn định hơn về cả số lượng lẫn chất lượng.
Nhịp sống thị trường