ĐBQH lạc giọng khi nói về tình cảnh của giới công nhân làm quần quật tới thiếu cả thời gian nuôi con
Trước quy định nâng giờ làm thêm từ 300 giờ lên 400 giờ/năm, ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm lạc giọng khi nhắc tới tình cảnh của những người công nhân phải làm quần quật tới không có thời gian dành cho con cái, buộc phải gửi về quê cho ông bà chăm sóc.
- 12-06-2019Quốc hội tiến hành phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự; thảo luận 2 dự án luật
- 12-06-2019Quốc hội sẽ bàn gì trong năm 2019 và 2020?
- 10-06-2019Nghi vấn lobby ĐBQH ở dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: "Mời làm sao hết 500 đại biểu Quốc hội đi nước ngoài"
- 10-06-2019Nội dung giám sát tối cao của Quốc hội năm 2020 được thông qua gần như tuyệt đối
- 06-06-2019Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Từ chuyện áp dụng trí tuệ nhân tạo ở Quốc hội tới xây dựng du lịch 4.0
Dành toàn bộ 7 phút phát biểu để nói về quy định nâng giờ làm thêm trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận, ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm của Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh cần nhìn rõ việc làm thêm giờ sẽ mang đến quyền và lợi ích gì cho người lao động. Theo bà Tâm, việc này có thể có lợi khi nhìn ở góc độ này nhưng lại là bất lợi nếu nhìn từ nhu cầu khác.
Nhắc tới nhu cầu của người công nhân khi làm thêm giờ, bà Tâm nhấn mạnh dường như quy định tăng giờ làm thêm dường như đang đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội. "Một năm, người lao động làm bao nhiêu giờ, có bao nhiêu thời gian nghỉ ngơi để phục vụ các nhu cầu khác ngoài lao động như giải trí, xây dựng gia đình, chăm lo con cái và nghỉ ngơi?", bà Tâm đặt câu hỏi.
Theo đại biểu Quốc hội TP HCM, 400 giờ lao động mang lại thứ duy nhất cho người công nhân là tăng thu nhập. Tuy nhiên, bà Tâm đặt câu hỏi liệu công nhân có thực sự có nhu cầu làm thêm hay buộc phải làm thêm để có chi phí trang trải cuộc sống bởi đồng lương của họ còn chưa đủ đáp ứng những nhu cầu tối thiểu.
"Theo sự hiểu biết của tôi, nếu nói công nhân có nhu cầu làm thêm là hoàn toàn không đúng bản chất vấn đề. Công nhân có cần làm thêm không? Công nhân cần. Cần để làm gì? Cần để có thêm thu nhập. Tiền lương hiện nay so với trang trải, nhu cầu tối thiểu của người công nhân có tương xứng không? Công nhân cần làm thêm để có tiền đáp ứng những nhu cầu đó", bà Tâm khẳng định.
Bà Tâm tiếp tục nhấn mạnh làm thêm không phải là nhu cầu của người lao động. Nhu cầu thực sự của công nhân là giải trí, chăm lo con cái chứ không phải đi làm đầu tắt mặt tối mà đến cả thời gian chăm lo cho con cái cũng không có.
"Ai cũng có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, chăm lo con, chứ không thể có nhu cầu đi làm quần quật suốt ngày mười mấy tiếng. Xét trên góc độ đó tôi nghĩ Quốc hội phải đưa ra chính sách làm sao để người công nhân làm ít giờ mà tiền lương, thu nhập tăng lên", bà Tâm nói.
Nhu cầu là tự giác nhưng việc làm thêm rõ ràng không phải tự giác mà là một sự cần thiết. Không làm thêm thì tiền lương thấp, thu nhập thấp, không trang trải được cuộc sống. Do vậy, Quốc hội nên bàn theo hướng là có chính sách gì ở giai đoạn này để cải thiện thu nhập người lao động mà họ vẫn có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con cái, bà Tâm chia sẻ.
"Có rất nhiều người công nhân hàng chục năm không về thăm gia đình được, con cái gửi về quê cho ông bà cha mẹ nuôi. Có chuyện gì mà xót xa hơn như vậy không. Cha mẹ không trực tiếp nuôi con được phải đi lao động, gửi con cái về cho ông bà, cắt đứt tình cảm trong một chừng mực nhất định", bà Tâm lạc giọng khi phát biểu đồng thời đề nghị Quốc hội nên quan tâm đến vấn đề này.
Một trong những điều khoản của Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang được quốc hội thảo luận kiếm nghị nâng giờ làm thêm của người lao động từ 300 giờ lên 400 giờ/năm.