ĐBSCL đẩy nhanh thi công dự án giao thông trọng điểm
"Giao thông" đang là điểm nghẽn của vùng ĐBSCL từ nhiều năm qua. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Các địa phương tại vùng ĐBSCL đang quyết liệt triển khai, đẩy nhanh tiến độ các dự án, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng hiệu quả nhiều dự án giao thông trọng điểm.
- 13-02-2023Hà Nội phấn đấu GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 12.000 - 13.000 USD
- 13-02-2023Dấu hiệu hồi phục du lịch từ lượng khách quốc tế qua hàng không tăng mạnh
- 13-02-2023Cổ phiếu VNZ đắt thế nào? 80% dân số Việt Nam tích cóp thu nhập cả năm cũng chưa đủ mua 100 cổ
Chiếc cầu bắc qua sông Hậu nối từ TP Châu Đốc tới thị xã Tân Châu có tổng kinh phí khoảng 600 tỷ đồng. Dự án sẽ giúp rút ngắn thời gian đi lại giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chính vì tầm quan trọng đó, các cán bộ, kỹ sư tại đây phải khẩn trương thi công ngày đêm.
"Hiện dự án đạt sản lượng 43%, vượt 8%. Dự kiến 11/2023 sẽ thông xe kỹ thuật", ông Võ Văn Hưng, Chỉ huy trưởng Đơn vị Dự án Cầu Châu Đốc, An Giang, cho biết.
Ngoài 554 km đường cao tốc, hiện ĐBSCL đang triển khai hàng chục dự án giao thông trọng điểm khác. Để đảm bảo tiến độ các công trình, nhiều giải pháp hiệu quả đã được các địa phương đưa ra.
"Trong quá trình thi công có khó khăn, vướng mắc gì thì địa phương hỗ trợ tối đa cho nhà thầy thi công", ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, thông tin.
"Từ khâu chuẩn bị đầu tư, thiết kế đảm bảo chất lượng theo quy định; chọn nhà thầu đủ năng lực hoàn thành công trình trong thời gian sớm nhất", ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho hay.
"Giao thông" đang là điểm nghẽn của vùng ĐBSCL từ nhiều năm qua. Việc Chính phủ quan tâm, đầu tư; các bộ, ngành địa phương tập trung đẩy nhanh triển khai sẽ sớm giải quyết bài toán này. Đây còn là yếu tố quan trọng giúp vựa nông sản của cả nước phát triển và vươn xa.
VTV News