ĐBSCL - Điểm sáng giải ngân đầu tư công
Năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực đang có nhiều địa phương thuộc top đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công.
- 03-11-2023Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong nửa đầu năm 2024
- 03-11-2023Khi doanh nghiệp cùng “chắp cánh” cho ước mơ lớn của thanh niên
- 03-11-2023Bộ Công Thương có động thái mới với điện mặt trời mái nhà
Trong đó, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang nằm trong top 6 (đạt từ 83 - 94%). Chỉ còn chưa đầy 2 tháng tới là hết năm 2023, để giải ngân hết số vốn được phân bổ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, nhiều giải pháp đã và đang được các địa phương khẩn trương thực hiện.
Cầu Vàm Cỏ Tây kết nối dự án Vành đai 3 với thành phố Tân An, tỉnh Long An. Dự án có tổng mức đầu tư công hơn 600 tỷ đồng. Để kịp thông xe trong năm nay, chủ đầu tư cùng các nhà thầu triển khai quyết liệt nhiều giải pháp.
Cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây là hạng mục quan trọng của đường vành đai TP Tân An. (Ảnh: PLO)
Con đường kết nối giữa huyện Cái Bè với nhiều địa phương của tỉnh Tiền Giang. Dù thi công trong điều kiện thời tiết bất lợi, nền đất yếu, mặt bằng vướng, nhưng chỉ trong thời gian ngắn những mét thảm nhựa cuối cùng cũng đã hoàn thành.
Gần 40 tỷ đồng là tổng vốn đầu tư công cho con đường giao thông này. Nhờ chủ đầu tư tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhà thầu khẩn trương thi công, nên dự án còn khoảng 1 tháng tới là có thể đưa vào sử dụng.
"Lựa chọn nhà thầu có năng lực thi công và có năng lực tài chính đảm bảo công trình hoàn thành kế hoạch được giao", ông Nguyễn Hoàng Thảo, Giám đốc Ban quản lý Dự án và Phát triển Quỹ đất Cái Bè, Tiền Giang, cho biết.
Cùng với giao thông, vốn đầu tư công cũng tập trung bơm mạnh cho các dự án ứng phó sạt lở, triều cường, hạn mặn. Với sự quan tâm của Chính phủ, quyết liệt triển khai từ các địa phương, nhiều công trình sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
VTV