Để bữa tối không gây hại cho dạ dày, tim, thận, lương y khuyên bạn nên áp dụng 6 nguyên tắc này
Nhiều người có thói quen vô tội vạ vào buổi tối, đặc biệt là lúc nửa đêm, họ không ngờ rằng việc làm này lại gây tổn hại nặng nề tới nhiều cơ quan nội tạng.
- 23-08-20207 mối nguy kinh khủng nhất có khả năng khiến chúng ta phải bỏ mạng khi đi tắm biển, và cách để đảm bảo an toàn cho bạn
- 23-08-2020Vào thời điểm giao mùa, nên "ăn 3 thứ, uống 3 loại nước, làm 3 điều" để cơ thể luôn trẻ trung và ít bệnh tật
- 23-08-202080% bệnh ung thư phát sinh liên quan đến môi trường sống: Nếu biết cách ngăn ngừa nguy cơ càng sớm, bạn càng tránh xa cửa tử
Lương y Trung Quốc Lý Quý cho biết, việc ăn tối trễ rất có hại cho cơ thể, lâu dần sẽ phát sinh bệnh. Việc ăn đúng giờ không chỉ giúp con người hồi phục lại năng lượng, mà còn cực kỳ tốt cho 3 cơ quan quan trọng là dạ dày, tim, thận.
Lý Quý chỉ ra rằng chức năng của dạ dày giống như một "kho thóc". Đây là cơ quan đầu tiên mà thức ăn gặp phải khi vào cơ thể. Sau khi tiếp nhận thức ăn, dạ dày sẽ tiêu hóa từ từ. Bên cạnh đó, tim và thận cũng là 2 cơ quan quan trọng không kém, cần rất nhiều năng lượng để hoạt động. 2 khung giờ 11:00 – 13:00 và 17:00 – 19:00 là lúc tim, thận hấp thụ rất nhanh các chất dinh dưỡng, việc ăn vào lúc này rất có lợi cho cơ thể.
Sau 21 giờ tối, đây là thời điểm mà túi mật và dạ dày chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn và nghỉ ngơi. Nếu ăn trong khung giờ 21:00 – 3:00 sẽ gây tác dụng ngược, về lâu dài sẽ khiến chức năng tiêu hóa kém đi, cơ thể tích tụ nhiều độc tố, thể lực và sức đề kháng giảm dần, dễ sinh bệnh.
Tác hại của việc ăn tối trễ
Marta Garaulet, giáo sư Sinh lý học tại Đại học Murcia ở Tây Ban Nha cho hay: "Những người ăn tối muộn khiến cơ thể không thể chuyển hóa hoặc đốt cháy carbohydrate. Họ cũng bị giảm dung nạp glucose, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường".
Một số tác hại của việc ăn tối trễ nổi bật nhất là:
1. Cản trở quá trình tiêu hóa và nghỉ ngơi của nhiều cơ quan
Việc ăn tối trễ hay ăn khuya sẽ khiến cho túi mật, gan, tuyến tụy, ruột, dạy dày và nhiều cơ quan khác liên tục hoạt động mà không được nghỉ ngơi. Nếu các độc tố không được chuyển hóa kịp thời, nó sẽ tồn đọng lại trong cơ thể, gây ra những hậu quả rất lớn. Thức ăn không được nghiền nát và tiêu hóa hoàn toàn, dẫn tới một số triệu chứng xuất hiện như đầy hơi, đau dạ dày, trào ngược axit .
2. Làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Tuổi thọ của các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày rất ngắn và chúng sẽ tái sinh sau 2 đến 3 ngày. Quá trình tái tạo và sửa chữa này thường được thực hiện vào ban đêm khi đường tiêu hóa đang nghỉ ngơi.
Nếu bạn thường xuyên ăn đêm, đường tiêu hóa sẽ không thể nghỉ ngơi và kịp điều chỉnh, quá trình tái tạo và sửa chữa niêm mạc dạ dày diễn ra không suôn sẻ, thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, có thể thúc đẩy quá trình kích thích tiết dịch vị. Lâu dần, niêm mạc dạ dày bị bào mòn, dẫn tới viêm loét, sức đề kháng suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Dễ sinh ra nhiều bệnh
Nếu trước khi đi ngủ mà ăn nhiều chất béo, chất đạm sẽ dễ làm tăng lipid máu đột ngột. Ăn trễ làm tăng đáng kể lượng cholesterol trong máu do gan tổng hợp, kích thích gan sản xuất nhiều lipoprotein mật độ thấp. Việc vận chuyển nhiều cholesterol đến thành động mạch và tích tụ lại cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây ra chứng xơ vữa động mạch , bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Nguyên tắc ăn uống vào buổi tối
Lý Quý liệt kê ra 6 nguyên tắc ăn uống để có thể giảm bớt gánh nặng cho cơ thể như sau:
Nguyên tắc 1: Không ăn vặt sau 21 giờ
Sau 21 giờ là thời điểm để túi mật và dạ dày nghỉ ngơi, khối lượng công việc lúc này không nên quá nhiều. Hơn nữa, nếu không đói tuyệt đối không nên ăn vặt, đặc biệt không được ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng lên 2 cơ quan này.
Sau 21 giờ là thời điểm để túi mật và dạ dày nghỉ ngơi, khối lượng công việc lúc này không nên quá nhiều.
Nguyên tắc 2: Ăn cơm trắng và rau xanh
Cơm trắng là thức ăn dễ tiêu hóa nhất, có thể kết hợp với rau xanh nấu chín đơn giản hoặc với một ít thịt.
Nguyên tắc 3: Hạn chế thịt và những sản phẩm giàu chất đạm
Thực phẩm giàu chất đạm như thịt, hải sản, trứng, đậu phụ, rau diếp sẽ khó tiêu hóa hơn. Nếu ăn vào lúc nửa đêm dễ bị các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy.
Nguyên tắc 4: Tránh thực phẩm chiên và gia vị cay
Những người làm việc về đêm, thức khuya nhiều đã đảo lộn quy luật tự nhiên của cơ thể nên thường rất dễ bực bội, cáu gắt. Nếu ăn những món chiên rán, cay, gừng, tỏi, hành… đều là những thực phẩm có tính nóng, nó sẽ làm nặng thêm các triệu chứng kích thích, gây mất ngủ, nhiệt miệng, mụn, táo bón và nhiều vấn đề khác.
Người thức khuya nên tránh ăn các món chiên rán, cay, gừng, tỏi, hành...
Nguyên tắc 5: Uống ít nước canh trước khi đi ngủ
Trước khi ngủ không nên chọn thức ăn chứa nhiều nước như cháo, phở, súp… và tránh uống nước khoảng 1 tiếng. Khi nạp vào cơ thể quá nhiều nước sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ và dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên tắc 6: Ăn uống điều độ
Túi mật và dạ dày hoạt động hiệu quả nhất vào ban ngày và chỉ nên nạp thức ăn vào cơ thể trong khung giờ 7:00 – 19:00. Nếu có ăn khuya, bạn nên chia theo tỷ lệ 7:3, nghĩa là 1 phần ăn sẽ được chia làm 2 lần, 7 phần trước 19h và 3 phần là bữa khuya.
Cuối cùng, Lý Quý cũng nhắc nhở những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày , trào ngược dạ dày và mất ngủ trầm trọng, việc ăn tối muộn sẽ khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu chẳng may ăn quá no hoặc sai cách vào lúc nửa đêm, nó sẽ khiến người ăn bị chướng bụng, khó chịu vào ngày hôm sau. Lúc này, bạn cần để cho dạ dày được nghỉ ngơi, tiêu hóa hết thức ăn ngày hôm trước, trước khi nạp vào thức ăn mới. Trường hợp vẫn không khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Theo Ettdoday, Kknews, Washingtonpost
Báo Dấn sinh