Để chứng minh thời gian không tồn tại, người phụ nữ này đã sống một mình trong hang 130 ngày, khi được đưa ra ngoài, tình trạng của cô ấy khiến các nhà khoa học sửng sốt!
Rốt cuộc, chuyện gì đã xảy ra với cô ấy? Thời gian có tồn tại hay không?
- 19-12-20216 mẹo tiết kiệm tiền từ thời “ông bà anh” nhưng vẫn cực hiệu quả, trường tồn theo thời gian
- 13-12-2021Những người thực sự khôn ngoan, không đôi co, không giao tế với 3 kiểu người: Mất thời gian, mất công sức, mất chí tiến thủ
- 10-12-2021Khởi nghiệp đã dạy tôi 18 bài học xương máu: Giá như biết sớm, chặng đường làm giàu đã có thể rút ngắn 1/3 thời gian và bớt đi nhiều hối tiếc!
- 08-12-2021Cuộc sống ở tuổi 49 của "Người đẹp Tây Đô" Việt Trinh: Nhan sắc bị thời gian bỏ quên, chọn bình yên cùng con trai tại biệt thự 2500m²
Người ta thường dùng câu nói: "Thời gian quý hơn tiền bạc" để mô tả sự quý giá của thời gian và nhắc nhở bản thân không bao giờ được lãng phí cuộc đời mình.
Xung quanh chúng ta có đầy rẫy thứ để đo lường về thời gian: từ mặt trời, mặt trăng, tiếng gà gáy, đến đồng hồ, radio trên điện thoại…
Vậy liệu rằng thời gian có thực sự tồn tại hay không?
Nhà bác học nổi tiếng Einstein đã nói trong thuyết tương đối cách đây vài thập kỷ rằng: "Không có thời gian duy nhất và tuyệt đối. Thời gian mà con người nghĩ ra chỉ là ảo ảnh."
Và để xác minh quan điểm này là đúng, NASA đã tiến hành một cuộc thử nghiệm về nhận thức của con người đối với thời gian.
Cụ thể, họ đã đưa một nữ tình nguyện viên có thể chất khỏe mạnh và tâm lý vững vàng vào sống trong hang động sâu 150 mét dưới lòng đất.
Theo kế hoạch ban đầu, thí nghiệm sẽ diễn ra trong vòng 210 ngày, nhưng chỉ mới trôi qua 130 ngày, người ta đã phải tạm dừng nó. Lí do tại sao, chúng ta hãy cùng điểm lại chi tiết về thí nghiệm!
Căn phòng đầy đủ tiện nghi dưới lòng đất
"Ảo giác" về thời gian
Vào tháng 1 năm 1989, để chứng minh lý thuyết ảo ảnh thời gian của Einstein, NASA đã thiết kế một thí nghiệm mang tên "Luận chứng thời gian".
Họ đào một hang động rộng hàng chục mét vuông ở độ sâu 150 mét dưới lòng đất. Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, không khí và điều kiện sống bên trong giống hệt với trên mặt đất. Đồng thời trang trí ấm cúng và sang trọng, cung cấp đủ vật dụng, thức ăn, nước uống, giường tủ, bàn ghế và đồ dùng gia đình khác.
Folligny, cô gái tham gia thực nghiệm
Folligny, cô gái 27 tuổi đến từ Ý là người được chọn làm thí nghiệm.
Điều khác biệt ở hang động là không có cảnh quan thiên nhiên như bên ngoài, không có sự thay đổi, cũng không có vật đánh dấu thời gian. Thời gian trên TV và máy tính đều bị xóa sạch.
Từ lúc vào hang, người tham gia thực nghiệm sẽ sống trong tầng hầm tối, không cần làm việc, trừ ăn và ngủ, cô ấy có thể tự do giải trí và thư giãn theo ý thích.
Kiểu sống này được rất nhiều người ưa thích! Thế nên có vô vàn tình nguyện viên đã đến đăng kí bởi phần thưởng mà NASA đã đưa ra cũng rất hấp dẫn.
Người thí nghiệm 1/10.000
Folligny là một nhà thiết kế, cô luôn bận rộn và mệt mỏi vì công việc hiện tại, vì vậy đã đăng kí tham gia thử nghiệm. Bởi vì vào đây sẽ không cần lo ăn uống!
Cô là người có sức khỏe thể chất tốt, được đánh giá toàn diện cả về phẩm chất tinh thần lẫn khả năng chống stress.
Folligny rất hào hứng khi biết mình đã vượt qua 10 nghìn ứng viên để có thể tham gia dự án này.
Khi phóng viên hỏi Folligny liệu cô có thể ở trong hang động bao lâu, cô đã tự tin nói rằng: "Nếu cho tôi đủ cái ăn, cái uống, cái mặc, và trò giải trí, tôi có thể ở đó cả đời cũng được."
Từ màn hình giám sát, người ta có thể thấy được nụ cười vui vẻ của Folligny khi nhìn thấy sự trang trí xa hoa trong căn phòng dưới lòng đất.
130 ngày Folligny ở đây
Cuộc sống không có khái niệm thời gian
Diện tích của phòng thí nghiệm tuy không lớn, chỉ có 18 mét vuông nhưng đủ để Folligny sống thoải mái.
NASA cũng thông báo, nếu cô ấy muốn dừng giữa chừng, cũng có thể ấn chuông cửa để trở về mặt đất sớm hơn kế hoạch.
Ban đầu, Folligny tỏ ra khá thoải mái, cô một mình ăn uống, chơi game, xem phim, mệt thì ngã xuống giường ngủ.
Nhưng chưa đầy hai tuần, Folligny bắt đầu cảm thấy buồn chán. Cô quyết định làm giàu cho bản thân bằng cách dùng thời gian rảnh rỗi này để học thêm kiến thức.
Tuy nhiên, bởi vì trong phòng không có công cụ hiển thị thời gian, nên những quy tắc cuộc sống của cô ấy trước đây gần như đã bị đảo lộn.
Folligny không biết khi nào nên nghỉ ngơi, khi nào nên ăn, khi nào nên đọc sách, và khi nào nên ngủ. Cô ấy chỉ có thể làm theo bản năng và những gì cơ thể cảm nhận, bộ não điều khiển.
Thí nghiệm thất bại
Sau một thời gian, các nhà khoa học thấy Folligny chỉ ngủ 1 tiếng, lại dậy ăn và đọc sách. Có khi ngủ hai ngày mới thức dậy,…
Trạng thái sức khỏe của cô ấy ngày càng kém, thường lẩm bẩm một mình trong vô thức, không còn hứng thú với món ăn hay bộ phim mình ưa thích nữa.
Vì sức khỏe và sự an toàn của cô, các nhà khoa học đã quyết định dừng thí nghiệm trước khi mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Khi được đưa lên mặt đất, do đã ở một mình khá lâu, nên cô không có khả năng thích ứng với ánh mặt trời, cả người tê cứng. Bác sĩ nói sức khỏe thể chất và tinh thần của cô đều rất tệ.
Folligny hiện tại
Chờ đến khi Folligny bình phục, các nhà khoa học đã hỏi cô cảm thấy bản thân đã ở đó được bao lâu, Folligny cho rằng bản thân đã ở đó được 60 ngày.
Nhưng thực tế, cô ấy đã ở đó 130 ngày.
Đây là một minh chứng cho việc ở trạng thái "không có thời gian", con người rất khó làm chủ chính mình. Tất nhiên, thí nghiệm vẫn chưa thành công!
Trên thực tế, mặc dù chúng ta có thể căn cứ vào đồng hồ để sắp xếp thời gian biểu. Nhưng đây là đơn vị do con người đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của chính mình đi theo quỹ đạo.
(sohu)
Doanh nghiệp và tiếp thị