MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Để du lịch biển thành “đặc sản”

Với những tiềm năng du lịch biển vốn có mà ngành du lịch Việt Nam không tận dụng để phát triển ngang bằng hoặc hàng đầu Đông Nam Á là điều đáng tiếc

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhấn mạnh điều này khi chia sẻ về những tiềm năng của du lịch biển. “Ngành du lịch nhiều tỉnh miền Trung đang phải chịu ảnh hưởng nặng từ sự cố ô nhiễm môi trường biển thời gian qua nhưng vẫn có thể kéo du khách trở lại nếu biết cách khai thác, có sản phẩm hấp dẫn” - ông Thọ tỏ ra lạc quan.

Không chỉ có tắm biển, ăn hải sản…

Du lịch các tỉnh miền Trung đang bị ảnh hưởng nặng nề sau sự cố ô nhiễm môi trường, du khách ngại tắm biển, ăn hải sản khiến nhiều điểm đến vắng khách. Nhiều nhà hàng, khách sạn, resort… ở các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng khách đặt tour cũng giảm mạnh. Bà Trần Thị Việt Hương, Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, cho biết trong tháng 5-2016, lượng khách đi tour của hãng đến các tỉnh miền Trung giảm khoảng 20% dù trước đó đây là sản phẩm hàng đầu của hãng. Để ứng phó, hãng đã chủ động thay đổi sản phẩm cho phù hợp, không quá đặt nặng vào điểm đến là biển, không phải cứ đến miền Trung là phải “tắm biển, ăn hải sản”.

“Vietravel lấy điểm nhấn là con đường di sản miền Trung, thay vì đưa khách đến các vùng biển thì lấy điểm đến là những thắng cảnh thiên nhiên, hang động, thay thế tạm thời cho vùng biển đang bị ảnh hưởng. Du lịch biển cũng không chỉ có tắm biển, lặn biển mà còn các hoạt động trải nghiệm hấp dẫn khác. Từ tháng 6 đến nay lượng khách đến miền Trung đã hồi phục đáng kể” - bà Hương cho biết.

Mới đây tại TP Vinh (Nghệ An), 4 tỉnh gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã cùng họp bàn tìm hướng phát triển sản phẩm du lịch và xây dựng kế hoạch tiếp thị, với sự hỗ trợ của Dự án chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (EU-ESRT). Ông Robert Travers, chuyên gia quốc tế về marketing của dự án EU-ESRT, cho rằng các địa phương và doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng hướng tiếp cận mới về marketing các sản phẩm du lịch. Làm sao để kéo dài mùa du lịch tại đây. Khi có sự hợp tác liên kết, ngành du lịch có thể đưa ra sản phẩm đa dạng, tạo nhiều hoạt động, sự kiện nhằm mở rộng cơ hội thu hút du khách mới.

Ông Trương Minh Quyền, đại diện Công ty Du lịch Bến Thành (Bến Thành Tourist), cũng nhìn nhận việc xây dựng chương trình tour riêng đáp ứng nhu cầu của du khách tới các tỉnh miền Trung, nhất là những vùng biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển gần đây, rất quan trọng. Do phục vụ cả khách quốc tế đi xuyên Việt và trong nước nên khi du khách tới các tỉnh ven biển miền Trung, Bến Thành Tourist kiểm tra rất kỹ yếu tố dịch vụ, ẩm thực nhằm bảo đảm an toàn cho du khách. Lịch trình tour cũng được thiết kế phù hợp nhằm đem lại tính hấp dẫn cho du khách và bảo đảm ngành du lịch địa phương cũng có lợi.

Theo nhóm chuyên gia của dự án EU-ESRT, các tỉnh phía Bắc miền Trung cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm chung như tuyến du lịch ven biển gồm các chuyến tham quan dã ngoại trong thời gian ngắn; du lịch mạo hiểm trên đất liền theo đường Hồ Chí Minh để du khách trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên, các điểm di tích lịch sử; xây dựng các hoạt động ngoài trời kỳ thú, mạo hiểm…

Tăng liên kết, quảng bá “biển miền Trung”

Theo ông Nguyễn Hữu Thọ, biển Việt Nam có tiềm năng du lịch rất lớn và sự khác biệt của mỗi vùng miền, tạo nên nét riêng từ văn hóa, ẩm thực… Việt Nam muốn phát triển du lịch phải đi từ du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng. Với những lợi thế vốn có của du lịch biển mà Việt Nam không trở thành một nước ngang bằng hoặc hàng đầu của khu vực Đông Nam Á là điều đáng tiếc đối với ngành du lịch. Để làm điều này, tính liên kết giữa các vùng miền, các hiệp hội với địa phương, doanh nghiệp lữ hành là điều rất quan trọng. Có điều, đây lại là điểm yếu nhất của người Việt!

Trong khoảng 5 năm nay, việc liên kết giữa các địa phương có biển với hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch đang có sự thay đổi. Có địa phương trước đây nghĩ mình không có tiềm năng phát triển du lịch nhưng sau khi hiệp hội làm việc, phân tích chỉ ra điểm nhấn đã thay đổi quan điểm. “Mới đây một hội chợ du lịch biển lần đầu tiên của Việt Nam được tổ chức tại Đà Nẵng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp du lịch, du khách trong nước và quốc tế cho thấy đã có những hành động cụ thể để kích cầu du lịch biển” - ông Thọ nói.

Dẫn câu chuyện thành công trong phát triển du lịch của TP Pattaya (Thái Lan), bà Trần Thị Việt Hương cho rằng một sản phẩm du lịch biển phải được khai thác từ trên bờ biển tới đáy biển. Pattaya là một thành phố không ngủ với rất nhiều hoạt động xung quanh vùng biển, không chỉ đưa khách tới biển mà mỗi điểm đến trong thành phố đều được quy hoạch rõ ràng giúp du khách trải nghiệm trọn vẹn.

Trong khi đó, du lịch biển ở các tỉnh miền Trung mới chỉ khai thác sản phẩm thô chứ chưa đầu tư bài bản từ những khu phố mua sắm ven biển, khu vui chơi giải trí biển, ngay các khu resort nghỉ dưỡng cũng chỉ tập trung ở một số khu vực. Muốn kéo du khách đến, ngành du lịch địa phương cần kết hợp ẩm thực, thể thao rồi cả hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với biển sẽ tạo những sản phẩm độc đáo thu hút du khách trong nước và quốc tế.

“Nếu mỗi địa phương Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị… làm quảng bá, xúc tiến riêng sẽ rất khó, ở đây cần sự liên kết giữa các địa phương để có thông tin truyền tải đồng nhất đến du khách quốc tế ở cấp độ: Biển miền Trung Việt Nam, biển Việt Nam chứ không chỉ biển Đà Nẵng, biển Quảng Bình. Khi sử dụng nguồn lực chung, liên kết chung sẽ có hiệu quả lan tỏa với bên ngoài, kể cả các kênh quảng bá nước ngoài để thu hút khách quốc tế” - bà Việt Hương chia sẻ.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam:

Nếu thủ tục thông thoáng, du khách sẽ đến

Ngành du lịch thời gian qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước. Nhưng để du lịch Việt Nam phát triển cạnh tranh với khu vực và quốc tế, vấn đề của chúng ta thủ tục cần thông thoáng hơn nữa.
Ngành du lịch thời gian qua đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển từ phía nhà nước. Nhưng để du lịch Việt Nam phát triển cạnh tranh với khu vực và quốc tế, vấn đề của chúng ta thủ tục cần thông thoáng hơn nữa.
Có cần miễn visa cho một số nước hay đẩy nhanh e-visa (visa điện tử) bởi cái du khách cần là thông thoáng thủ tục. Muốn du khách đến nhiều hơn, ở lâu hơn và tiêu nhiều tiền hơn cũng cần sửa quy định miễn visa trong 30 ngày, thay vì 15 ngày như hiện nay. Và điều quyết định cho du lịch Việt Nam phát triển là nguồn nhân lực phải được chú trọng đầu tư.

Ông Trương Minh Quyền, đại diện Công ty Du lịch Bến Thành:

Giải tỏa tâm lý e ngạicủa du khách

Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung, ngành du lịch phải có biện pháp giải tỏa tâm lý e ngại của người dân địa phương, du khách và lấy lại lòng tin để du khách quay trở lại. Cơ quan chức năng có thể thông báo độ an toàn của nguồn nước, để ngư dân đánh bắt hải sản ở gần bờ, xa bờ và người địa phương yên tâm tiêu dùng.
Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung, ngành du lịch phải có biện pháp giải tỏa tâm lý e ngại của người dân địa phương, du khách và lấy lại lòng tin để du khách quay trở lại. Cơ quan chức năng có thể thông báo độ an toàn của nguồn nước, để ngư dân đánh bắt hải sản ở gần bờ, xa bờ và người địa phương yên tâm tiêu dùng.
Ngay những chỗ thu mua hải sản cũng phải kết hợp với ngành chức năng kiểm tra, đánh giá được sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ đó ngành du lịch yên tâm cung cấp ẩm thực cho du khách. Đồng thời, ngành du lịch các tỉnh miền Trung có thể tổ chức những sự kiện, khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ có mức giá ưu đãi nhất, cùng với chiến lược marketing hấp dẫn để kéo du khách trở lại.

Trần Thị Việt Hương, Giám đốc truyền thông Vietravel:

Rất cần sự hỗ trợ từ các địa phương

Quan điểm của chúng tôi khi khai thác các sản phẩm du lịch biển phải khai thác cả sinh thái biển: biển sạch, môi trường biển sạch, người đầu tiên được thụ hưởng sẽ là người dân địa phương. Việc khai thác sản phẩm du lịch biển bảo đảm môi trường cũng giúp du khách yên tâm quay lại. Muốn làm điều này, doanh nghiệp du lịch rất kỳ vọng vào các địa phương với những cơ chế, chính sách.
Quan điểm của chúng tôi khi khai thác các sản phẩm du lịch biển phải khai thác cả sinh thái biển: biển sạch, môi trường biển sạch, người đầu tiên được thụ hưởng sẽ là người dân địa phương. Việc khai thác sản phẩm du lịch biển bảo đảm môi trường cũng giúp du khách yên tâm quay lại. Muốn làm điều này, doanh nghiệp du lịch rất kỳ vọng vào các địa phương với những cơ chế, chính sách.
Chính quyền địa phương có thể tạo ra môi trường bền vững để vùng biển nơi đó an toàn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành xây dựng sản phẩm tour hấp dẫn. Vietravel hoàn toàn có thể mở sản phẩm mới nhưng để đưa du khách tới thì cần rất nhiều yếu tố khác từ phương tiện, hướng dẫn viên, nhà hàng, khách sạn… của địa phương. Nếu những điều này không tốt thì làm chất lượng du lịch không thể tốt được.

Linh Anh ghi

Theo Thái Phương

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên