MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Để được cấp trên quý và thăng chức: Lưu ý quy tắc 10x và đừng để sếp nghĩ hộ bạn

30-12-2020 - 11:39 AM | Sống

Để được cấp trên quý và thăng chức: Lưu ý quy tắc 10x và đừng để sếp nghĩ hộ bạn

Hãy chứng tỏ giá trị của mình khi chứng tỏ bạn trân trọng thời gian của cấp trên. Cách hay nhất là dành khoảng 10 phút chuẩn bị cho mỗi phút bạn gặp.

Một bài viết trên tạp chí Times từng nêu ra rằng: "Thi gian ca Gates rt quý giá. Có nhiu nhân viên Microsoft đã chđi cđi đcó thngi mt mình vi Gates trong 45 phút."

Câu nói này để khẳng định rằng với tất cả các lãnh đạo, thời gian rất quý giá. Thời gian là một mặt hàng không thể tăng thêm, dù người lãnh đạo có làm gì đi nữa. Thời gian là yếu tố cần thiết để nhà lãnh đạo làm bất cứ việc gì. Vì lý do đó, bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng để không làm mất thời gian của lãnh đạo. Mặc dù bạn có thể tự do sử dụng thời gian của nhân viên và đồng nghiệp, nhưng khi làm việc với cấp trên, lượng thời gian bạn có thể sử dụng là hạn chế.

Nếu bạn đang muốn ghi điểm với lãnh đạo cấp trên, bạn cần hành động sao cho phù hợp với thời gian quý giá của họ. Vì vậy dù bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với cấp trên hay chỉ có vài phút trong những dịp hiếm hoi, bạn vẫn cần làm theo những nguyên tắc sau.

Đầu tư 10x

Hãy chứng tỏ giá trị của mình khi chứng tỏ bạn trân trọng thời gian của cấp trên. Cách hay nhất là dành khoảng 10 phút chuẩn bị cho mỗi phút bạn gặp. Tác giả chuyên viết về quản lý Charles C. Gibbons khẳng định điều này khi đưa ra lời khuyên: "Một trong những cách tiết kiệm thời gian hiệu quả nhất là suy nghĩ và lên kế hoạch trước. Năm phút suy nghĩ có thể tiết kiệm được một tiếng đồng hồ làm việc."

Phần lớn các lãnh đạo cấp cao là những người ra quyết định giỏi. Tuy nhiên, rất nhiều lần, họ không thể ra quyết định, vì không có đủ thông tin.

Sự gắn kết mối quan hệ giữa bạn và cấp trên càng lỏng lẻo, bạn càng phải dành nhiều thời gian chuẩn bị trước. Lãnh đạo càng ít biết về bạn, bạn càng có ít thời điểm thuận tiện để chứng tỏ bản thân. Nhưng nếu bạn chuẩn bị kỹ, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội khác. Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli từng nói: "Bí mật của thành công là một người chuẩn bị sẵn sàng cho cơ hội khi nó đến."  

Đừng để sếp nghĩ hộ bạn

Không phải vị cấp trên nào cũng khó tiếp xúc. Trên cương vị một lãnh đạo, bạn sử dụng chính sách mở cửa để các nhân viên dưới quyền dễ dàng tới gặp bạn khi cần giúp đỡ. Nhưng bạn đã bao giờ gặp một nhân viên nào từng hỏi liên tục mà chưa bao giờ dành thời gian suy nghĩ chưa? Khi đó, bạn sẽ rất ngán ngẩm đúng không?

Trong một lần tham gia chương trình hỏi đáp, Jack Welch nói về tầm quan trọng khi ai đó trở thành một người suy nghĩ giỏi. Ông cho rằng đó là một trong những yếu tố phân biệt một người với những người còn lại cùng trình độ.

Các lãnh đạo cấp trung chỉ nên hỏi sếp khi không thể tự trả lời được những câu hỏi đó. Đây là suy nghĩ của các lãnh đạo đứng đầu khi họ nhận được câu hỏi từ các lãnh đạo cấp trung:

- Nếu họ đặt ra những câu hỏi vì họ không thể nghĩ, thì chúng ta đang gặp phiền hà;

- Nếu họ đặt ra những câu hỏi vì họ lười, thì họ đang gặp phiền hà;

- Nếu họ đặt ra những câu hỏi để mọi người có thể tiến nhanh hơn, thì chúng ta đang hướng tới thành công.

Những câu hỏi xấu có tác động tiêu cực, còn những câu hỏi hay thật sự có ích: Chúng làm rõ các mục tiêu, đẩy nhanh quá trình hoàn thành công việc và kích thích tư duy đúng đắn. Tất cả những điều này sẽ có lợi cho tổ chức và giúp bạn nổi bật trước cấp trên.

"Mang thứ gì đó tới bàn sếp"

Lối diễn đạt "mang thứ gì đó tới bàn" để mô tả khả năng tham gia vào cuộc đàm luận hay gia tăng giá trị cho người khác trong buổi họp. Không phải ai cũng làm vậy. Trong cuộc sống, một số người luôn muốn là "khách". Đi đến đâu, họ cũng muốn được phục vụ, nhu cầu của họ được đáp ứng, họ là người nhận. Với thái độ đó, họ không bao giờ mang bất cứ thứ gì tới bàn cho người khác. Sau một thời gian, họ có thể khiến người luôn đóng vai chủ nhà thật sự thấy mệt mỏi.

Những ai mong muốn trở thành nhà lãnh đạo có cách tư duy hoàn toàn khác. Họ liên tục mang thứ gì đó tới bàn lãnh đạo, đồng nghiệp và nhân viên dù đó là tài liệu, ý tưởng hay những cơ hội. Họ công nhận sự khôn ngoan trong câu tục ngữ: "Một món quà mở lối cho người tặng và dẫn anh ta tới nơi có những con người vĩ đại."

Một lãnh đạo của một tổ chức luôn tìm kiếm những người mang ý tưởng tới bàn mình. Nếu họ có thể sáng tạo và đưa ra ý tưởng, điều đó thật tuyệt vời. Họ cũng đánh giá rất cao những người có tinh thần xây dựng, tiếp nhận ý tưởng và phát triển nó. Thường thì sự khác biệt giữa một ý tưởng hay và một ý tưởng vĩ đại là giá trị gia tăng trong suốt quá trình tư duy cộng tác.


Theo Thảo Nguyên

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên