‘Để lại’ bất động sản, Trung Quốc thông báo sẽ dồn hơn 24 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực khác, quyết tâm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu
Chính phủ Trung Quốc sẽ phân bổ 10,4 tỷ nhân dân tệ “để xây dựng lại nền tảng công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của lĩnh vực sản xuất”, CNBC đưa tin.
- 08-03-2024Dữ liệu việc làm Mỹ tháng 2 bất ngờ tăng mạnh hơn dự báo
- 08-03-2024Ngỡ ngàng trước ‘tài sản’ đạt kỷ lục thế giới của người đàn ông châu Á: Tư dinh 27 tầng, cần 600 ‘người làm’, gara chứa 'ngon ơ' 168 ô tô, chi phí xây dựng lên tới 24 nghìn tỷ đồng
- 08-03-2024Cơn sốt Bitcoin ‘trở lại’, có lúc phá đỉnh lịch sử nhưng huyền thoại Warren Buffett từng ‘cảnh báo’: Bitcoin như ‘thuốc diệt chuột’, đầu tư vào tiền số có thể nhận kết cục tồi tệ
CNBC đưa tin, Trung Quốc đặt mục tiêu chi hơn 1 tỷ USD (hơn 24 nghìn tỷ đồng) để tăng cường sản xuất và công nghệ trong nước nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu, đồng thời tiết lộ sẽ có “rất ít” hỗ trợ mới cho thị trường bất động sản vốn đang gặp khó khăn.
Theo 3 báo cáo lớn được công bố trong tuần này - trong khuôn khổ của cuộc họp Quốc hội thường niên của Trung Quốc, hỗ trợ công nghiệp được xếp hạng đầu tiên trong danh sách ưu tiên trong năm tới. Cụ thể, một trong những báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ phân bổ 10,4 tỷ nhân dân tệ (1,45 tỷ USD) “để xây dựng lại nền tảng công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của lĩnh vực sản xuất”.
Mặc dù giảm so với mức 13,3 tỷ nhân dân tệ dành cho cùng hạng mục hồi năm ngoái, nhưng nhìn chung lĩnh vực này đang được đẩy mạnh. Năm 2023, kế hoạch chi tiêu phát triển công nghiệp đứng thứ hai sau hỗ trợ tiêu dùng.
Frederic Neumann, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của HSBC cho biết: “Không giống như các nền kinh tế khác - đã trải qua sự thay đổi mạnh mẽ trên thị trường bất động sản, tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc không giảm. Thay vào đó, chi tiêu vốn đang chuyển sang cơ sở hạ tầng và quan trọng là sản xuất”.
Sự thay đổi này “làm giảm tác động của thị trường bất động sản đối với tăng trưởng”, nhưng cũng gây ra rủi ro tương tự như việc đầu tư quá mức vào bất động sản.
Các nhà kinh tế của HSBC cho biết: “Trừ khi nhu cầu bắt kịp với đầu tư và duy trì một cách bền vững, thì cuối cùng sẽ có một sự điều chỉnh rõ rệt hơn”.
Vào năm 2020, các nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát việc các nhà phát triển bất động sản phụ thuộc nhiều vào nợ để tăng trưởng. Doanh số bán bất động sản kể từ đó đã sụt giảm trong khi các nhà phát triển bất động sản không còn đủ vốn để hoàn thành nhiều dự án. Điều này khiến GDP sụt giảm vì ngành này từng chiếm khoảng 25% GDP Trung Quốc nếu tính cả các lĩnh vực liên quan như xây dựng.
Các nhà phân tích của UBS cuối năm ngoái ước tính rằng, bất động sản hiện chiếm khoảng 22% GDP của Trung Quốc.
Bất chấp sự chú ý rộng rãi về việc liệu Trung Quốc có cứu trợ lĩnh vực bất động sản hay không, thì bất động sản không được đề cập đến trong kế hoạch chi tiêu của Bộ Tài chính và hạn chế được chú ý trong cuộc họp báo cấp bộ về nền kinh tế.
“Hỗ trợ hiện đại hóa hệ thống công nghiệp” xuất hiện đầu tiên trong báo cáo của Bộ tài chính, tiếp theo là “hỗ trợ tăng cường sức mạnh cho Trung Quốc thông qua khoa học và giáo dục”.
Trong ưu tiên thứ hai, Bộ Tài chính cho biết, sẽ phân bổ 31,3 tỷ nhân dân tệ để cải thiện giáo dục nghề nghiệp. Trong bối cảnh tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao, đặc biệt là những người tốt nghiệp đại học. Nhà sản xuất ô tô điện BYD và nhà sản xuất pin CATL nằm trong số những công ty đang hợp tác với các trường dạy nghề để đào tạo nhân viên cho lực lượng lao động đang mở rộng của họ.
Tiếp đó, hỗ trợ tiêu dùng đứng thứ ba trong danh sách ưu tiên của Bộ Tài chính năm nay.
Được biết, Trung Quốc có xu hướng đẩy mạnh phát triển công nghệ và công nghiệp, đặc biệt với khẩu hiệu “lực lượng sản xuất mới” và sự nhấn mạnh vào vai trò dẫn đầu của nước này trong lĩnh vực ô tô điện.
Tham khảo CNBC
Nhịp sống thị trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản