Đề xuất sáp nhập nhiều sở ngành địa phương: Người trong cuộc nói gì?
Tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy là một trong trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và được thực hiện trong nhiều năm qua.
- 07-03-2017Bộ Công Thương chi 41 tỷ đồng tinh giản biên chế
- 14-02-2017Bộ trưởng Nội vụ: Một số nơi ngại va chạm trong tinh giản biên chế
- 19-10-2016Hà Nội giảm 26 trưởng phòng sau tinh giản biên chế
Trong dự thảo Nghị định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến nhân dân, có một nội dung thu hút được sự quan tâm của dư luận đó là: nhiều Sở, ngành ở địa phương được đề xuất sáp nhập lại với những quy định rất cụ thể số lượng cấp phó và bộ máy nhân sự.
Tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy là một trong trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và được thực hiện trong nhiều năm qua. Dự thảo Nghị định quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thành vừa công bố để lấy ý kiến nhân dân đã cho thấy, nỗ lực vì một bộ máy tinh gọn và hiệu quả hơn chưa bao giờ dừng lại.
Theo dự thảo nghị định này, tại các địa phương, các đơn vị như Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ sáp nhập với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch - Tài chính với cơ cấu gồm Văn phòng, Thanh Tra và không quá 10 phòng chuyên môn nghiệp vụ; Sở Xây dựng sẽ được sáp nhập với Sở Giao thông vận tải và nếu ở Hà Nội và TP.HCM sẽ được sáp nhập thêm với Sở Quy hoạch và Kiến trúc thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị.
Cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị sẽ gồm: Văn phòng, Thanh tra và không quá 9 phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
VTV1