Ôm tiền tiết kiệm cả đời đầu tư đất, hàng nghìn người Mỹ trắng tay vì vỡ mộng ngồi không cũng giàu
Một khu nhà mới ở Texas. Ảnh: Dallas Business Journal
Một số người đã gom góp số tiền tiết kiệm cả đời để đầu tư với giấc mơ một gấp đôi nhưng giờ đây, họ chẳng còn gì khi lãi suất cao làm sụp đổ mô hình kinh doanh bất động sản dựa quá nhiều vào đòn bẩy.
- 25-05-2023Đau đầu vì cho anh họ thuê nhà với giá ‘thân tình’, đến khi muốn bán người thân chẳng chịu đi: Tôi phải làm sao?
- 24-05-2023Nhà đầu tư bất động sản bày cách sở hữu 2.400 căn hộ mà không cần bỏ 'tiền túi': Chỉ cần đủ tinh tế, tỉnh táo để liên tục xoay vòng vốn!
- 24-05-2023Hé lộ cuộc sống nơi huyện ‘già nhất’ Trung Quốc: Thu nhập bình quân hơn 6.300 USD/người, gia đình 2 con được giảm giá mua nhà nhưng vẫn ‘đìu hiu’
Trước khi gây dựng sự nghiệp với bất động sản, Gajavelli là một người nhập cư từ Ấn Độ. Ông là nhân viên công nghệ thông tin làm việc 60 giờ/tuần. Năm 2022, công ty của Gajavelli sở hữu toà chung cư Sunbelt trị giá hơn 500 triệu USD với hơn 7.000 căn hộ, từ đó trở thành một trong những chủ bất động sản lớn nhất ở Houston, tiểu bang Texas, Mỹ.
4 năm qua, Gajavelli xây dựng “đế chế” bất động sản của mình bằng cách dùng tiền từ hàng chục các nhà đầu tư nhỏ. Họ là những người muốn làm giàu mà không cần làm gì. Người đàn ông 61 tuổi quảng cáo tại các sự kiện và trên mạng xã hội rằng nhà đầu tư sẽ nhận lợi nhuận gấp đôi số tiền đã bỏ ra.
Gajavelli diễn tả quá trình bao gồm mua toà nhà, nâng cấp phòng ốc, tăng giá thuê và bán kiếm lời ít nhất sau 3 năm. Ý tưởng then chốt để đem đi quảng cáo của Gajavelli là “Ai cũng cần nhà để ở”.
Trong buổi hội thảo trực tuyến của công ty ông - Applesway Investment Group, Gajavelli nói với các nhà đầu tư: “Giờ tôi không lo lắng về nền kinh tế nữa. Ngay cả khi kinh tế suy giảm tôi vẫn kiếm được tiền”.
Trên thực tế, các nhà đầu tư của Gajavelli rất dễ bị ảnh hưởng bởi lãi suất tăng cao trong năm qua. Vấn đề này đã phá huỷ mô hình kinh doanh của chính họ và hàng nghìn người khác trên khắp nước Mỹ. Đối với những người đang mong nhận lời lãi, cú sốc này giống như một thảm hoạ đầu tư bất động sản.
Vào tháng 4/2023, công ty của Gajavelli bị tịch thu hơn 3.000 căn hộ tại 4 khu phức hợp cho thuê. Đây là một trong những vụ vỡ nợ công ty bất động sản lớn nhất từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay. Các nhà đầu tư đã mất hàng triệu USD, còn Gajavelli không lên tiếng.
Công ty của ông đã có những khoản nợ bất động sản thương mại với lãi suất thả nổi và được điều chỉnh hàng tháng. Vào năm 2021, những khoản vay đó có lãi suất chỉ 3,5%. Nhưng mọi thứ đã thay đổi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu tăng lãi suất. Lạm phát làm tăng chi phí, trong khi Applesway không kịp tăng giá thuê nhà. Khi không thể thanh toán nợ, tài sản của công ty bị tịch thu.
Ông Gajavelli là một trong hàng nghìn người kinh doanh bất động sản phải chịu áp lực tài chính và nắm giữ những tài sản mà họ không còn đủ khả năng chi trả. Theo phân tích của tờ Wall Street Journal (WSJ), từ năm 2020-2022, các công ty bất động sản đã huy động được ít nhất 115 tỷ USD từ các nhà đầu tư.
Cho đến hiện tại, trường hợp vỡ nợ vẫn còn rất ít. Nhưng các chuyên gia phân tích cảnh báo một làn sóng tịch thu nhà sắp ập tới.
Sự bùng nổ của thị trường cho thuê nhà từng mang lại hàng triệu USD cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư. Ông Colin Ralls tại công ty quản lý tài sản Acora Asset Management cho biết rằng cơn sốt nóng đến mức mọi người thậm chí chẳng thèm nhìn ngó căn hộ.
Ông Munzer Haque là một chuyên gia công nghệ thông tin đã nghỉ hưu ở tiểu bang Texas, Mỹ. Ông cho biết bản thân là nhà đầu tư cá nhân lớn nhất của Applesway với 4 căn nhà bị tịch thu và 2 căn khác đang gặp vấn đề. Ông Haque và vợ đều ở độ tuổi 60 và họ đã mất hàng triệu USD. Đó là số tiền họ tiết kiệm cả đời. Cả hai người con trai của ông cũng đầu tư vào công ty này và thua lỗ.
Nhiều đầu mối cung cấp dịch vụ đang chay đôn chạy đáo để huy động tiền hoặc bán nhà trước khi bị tịch thu tài sản thế chấp. Hầu hết họ đều có những khoản nợ đến hạn trả trong năm nay hoặc năm sau.
“Bóng bóng sẽ bắt đầu nổ nếu những người này không thể giải quyết các thoả thuận này kịp thời”, ông Ralls dự đoán. Bên cho vay cũng có nguy cơ bị mất tiền.
Tham khảo WSJ
Nhịp Sống Thị Trường