MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%

04-04-2024 - 11:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Sáng nay ngày 4/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Chủ toạ đoàn là ông Trần Hùng Huy- chủ tịch HĐQT, ông Huỳnh Nghĩa Hiệp – Trưởng Ban kiểm soát, và ông Từ Tiến Phát – Tổng giám đốc.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 1.

Cổ đông ACB làm thủ tục tham dự họp

Theo báo cáo của Ban thẩm tra tư cách cổ đông, số lượng cổ phần có quyền biểu quyết ở ACB thời điểm hiện tại là hơn 3,88 tỷ cổ phần, tương ứng với vốn điều lệ hơn 38.840 tỷ đồng. Tham dự đại hội tại thời điểm 8h40 có các cổ đông và người uỷ quyền đại diện cho hơn 2,25 tỷ cổ phần, đương đương 58% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự họp. Đại hội đủ túc số để tiến hành khai mạc.

Cập nhật tại thời điểm 9h20 khi các cổ đông thực hiện biểu quyết thông qua quy chế đại hội, có 867 cổ đông tham dự và uỷ quyền tham dự, đại diện cho hơn 66% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Năm 2023 tiếp tục tăng trưởng về quy mô và tài sản

Theo báo cáo của lãnh đạo ACB tại Đại hội, năm 2023, kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm đạt hơn 5%, là mức tăng trưởng cao của khu vực và thế giới. Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bám sát thị trường, tình hình trong nước và quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, thực hiện đồng bộ các công cụ và giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Trong bối cảnh ấy, ACB là tiếp tục tăng trưởng về quy mô và tài sản, hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu trọng yếu được ĐHCĐ năm 2023 giao. Cụ thể, tổng tài sản đến cuối năm 2023 đạt hơn 719 ngàn tỷ đồng, tăng 18,25% so với năm 2022; Tiền gửi khách hàng đạt 535 ngàn tỷ đồng, tăng 16,77%; cho vay khách hàng đạt 488 ngàn tỷ, tăng 17,87%. Đặc biệt vốn chủ sở hữu tăng lên mức 71 ngàn tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 21,42% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 20.068 tỷ đồng, tăng trưởng 17%.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 2.

Chủ toạ đoàn điều khiển cuộc họp cổ đông

Kế hoạch lãi 22.000 tỷ đồng trong năm 2024

Về kế hoạch kinh doanh 2024, ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 22.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Tổng tài sản tăng 12% lên 805.050 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 11% lên 593.779 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14% lên 555.866 tỷ đồng và tuân theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước giao. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

HĐQT của ACB nhận định năm 2024 nền kinh tế trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức khi cầu thế giới chưa phục hồi mạnh. Với các giải pháp của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn trên nhiều thị trường như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,... thì kinh tế năm 2024 là có thể phục hồi. Do đó, ACB kỳ vọng khả năng sớm phục hồi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của các hộ gia đình. Vì vậy, HĐQT cho rằng, mức 14% là phù hợp với tình hình thị trường, đồng thời tuân thủ hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 được NHNN giao.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 3.

Chia cổ tức tỷ lệ 25% trong đó 10% bằng tiền mặt

Theo tờ trình phân phối lợi nhuận năm 2023, HĐQT ACB cho biết, sau khi đóng góp thuế và trích lập các quỹ theo quy định, ACB còn lai hơn 13,3 ngàn tỷ đồng lợi nhuận, cộng với hơn 6,5 ngàn tỷ lợi nhuận để lại các năm trước, tổng cộng xấp xỉ 20 ngàn tỷ đồng. Với nguồn lực này, ACB dự tính trích ra hơn 9,7 ngàn tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông với tổng tỷ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt. Sau chia cổ tức, ACB vẫn còn hơn 10 ngàn tỷ giữ lại.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 4.

Toàn cảnh đại hội cổ đông năm 2024 của ACB

Tăng vốn điều lệ lên 44.666 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong quý 3

Theo nhận định của HĐQT ACB, việc tăng vốn điều lệ hiện nay là rất cần thiết với Ngân hàng vì các lý do: Có thêm nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ của ngân hàng; Có thêm nguồn vốn để xây dựng văn phòng làm việc, cải tạo, sửa chữ, di dời trụ sở kênh phân phối, đầu tư vào các dự án chiến lược của Ngân hàng; Nâng cao năng lực tài chính để thích ứng với những biến động của thị trường. Tóm lại, việc tăng vốn là hết sức cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ACB.

Vốn điều lệ hiện tại của ACB là 38.840 tỷ đồng. Dự kiến sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng thêm hơn 5.800 tỷ lên 44.666 tỷ đồng. ACB dự kiến thời gian hoàn thành việc tăng vốn điều lệ là quý 3/2024.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 5.

9h50: Đại hội của ACB bước vào phiên thảo luận

Cổ đông hỏi: Kết quả kinh doanh quý 1 của ACB thế nào? Mặt bằng lãi suất hiện tại đã ở mức đáy hay chưa? Dư nợ cho vay với lĩnh vực bất động sản, cho vay mua nhà thế nào? Dự kiến mảng banca năm nay tăng trưởng ra sao?...

Ông Trần Hùng Huy, chủ tịch HĐQT trả lời: Kết quả kinh doanh của ACB quý 1 khá tốt. Tín dụng tăng trưởng 3,7% so với cuối năm 2023, cao hơn gấp đôi  so với mức tăng toàn ngành và cũng tốt hơn cùng kỳ. Về huy động, tăng trưởng 2,1% trong đó huy động vốn CASA tăng 6,4%, tỷ lệ CASA cải thiện từ 22% lên mức hơn 23%. Về lợi nhuận dự kiến đạt 4.900 tỷ đồng, sát kế hoạch của cả năm. Lợi nhuận giảm nhẹ so với cùng kỳ khoảng 5% do cùng kỳ năm trước có khoản thu bất thường từ xử lý nợ, nếu loại trừ bỏ yếu tố bất thường của cùng kỳ thì quý 1 năm nay tăng trưởng 3%.

Về lãi suất, chủ tịch ACB nhận định lãi suất sẽ ổn định ở mức thấp từ nay đến cuối năm. ACB dự kiến duy trì lãi suất cho vay thấp, như cho vay doanh nghiệp chỉ 4,9% trong khi cho vay cá nhân chỉ 6-8%/năm, rất hỗ trợ khách hàng.

Về dư nợ cho vay bất động sản, ACB không cho vay BĐS đầu tư mà cho vay người mua nhà, nợ xấu cũng thấp hơn nhiều mức thị trường chung, chỉ dưới 1%. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, ACB không đầu tư vào mảng này và thời gian tới cũng không có ý định làm.

Doanh số Banca năm 2023 có sụt giảm so với các năm trước nhưng vẫn giữ vị thế top đầu thị trường. Dự kiến năm nay ACB sẽ giữ mức như năm 2023 chứ không đặt mục tiêu tăng trưởng về Banca. "Chúng tôi tin rằng thị trường này sẽ lành mạnh hơn trong thời gian tới" - ông Huy nói.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 6.

Chủ tịch ACB trả lời cổ đông

Cổ đông hỏi: Rất hoan nghênh kết quả của ACB, mong phần cổ tức có thể trả càng sớm càng tốt

Chủ tịch Trần Hùng Huy cảm ơn cổ đông và cho biết mức cổ tức 25% là khá cao và ACB đã duy trì được suốt trong những năm vừa qua, đảm bảo quyền lợi tốt cho cổ đông.

Cổ đông hỏi: Khả năng hoàn thành kết quả kinh doanh?

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc trả lời: Dựa trên KQKD quý 1 như đã báo cáo cổ đông, ACB tự tin hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho cả năm. Về Casa, ACB tin sẽ tăng trưởng và nằm trong top 5 về CASA trên thị trường.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 7.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB trả lời cổ đông

Cổ đông hỏi: Nghe nói gần đây ACB chuyển đổi chiến lược sang phát triển khách hàng doanh nghiệp. Đây là mảng mà phải cạnh tranh lớn trên thị trường, lợi thế của ACB là gì?

Ông Trần Hùng Huy trả lời: Thị phần của ACB trong mảng bán lẻ khá cao, bắt đầu chững lại. Ngoài ra các ngân hàng khác cũng tập trung mảng này. Do đó ACB củng cố vị thế trong phân khúc khách hàng cá nhân. Song song đó, các khách hàng SME của ACB đang ngày càng lớn lên và ACB cũng theo sự phát triển của họ. Khách hàng DN lớn chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh, không chỉ ở lãi suất mà các sản phẩm, dịch vụ khác...

Cổ đông hỏi: Luật TCTD mới có ảnh hưởng đến ACB không?

Ông Từ Tiến Phát trả lời: Luật TCTD mới được Quốc hội thông qua có 4 điểm mới. ACB nhìn nhận có 2 điểm không bị ảnh hưởng là quy định liên quan tỷ lệ sở hữu tối đa của tổ chức/cá nhân tại ngân hàng; và hai là tỷ lệ cho vay đối với nhóm cổ đông, ACB phân tán khách hàng cho vay nên không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, mảng Banca có quy định chặt chẽ hơn ở luật mới sẽ giúp thị trường minh bạch, lành mạnh hơn và qua đó giúp mảng này phát triển hơn trong thời gian tới.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 8.

Cổ đông ACB thảo luận tại đại hội

Cổ đông hỏi: Ngân hàng có định đầu tư thêm hạ tầng cho ACBS không?

Ông Từ Tiến Phát: Năm 2024 ACBS sẽ có những đầu tư nâng cấp giúp giao dịch của khách hàng thuận tiện hơn, sinh lời tốt hơn. Gần đây vấn đề công nghệ thông tin rất được chý ý, ở ACB, ACBS và các công ty con khác đều chú trọng đến vấn đề này và đầu tư cao cho bảo mật, an toàn.

Cổ đông hỏi: Nhận định về nền kinh tế của lãnh đạo ACB thế nào?

Ông Từ Tiến Phát: Chúng tôi có góc nhìn lạc quan nhưng cũng rất thận trọng vì biến số của nền kinh tế luôn có. Những biến số về tỷ giá, các yếu tố tác động bên ngoài, bất động sản...có dịu đi nhưng vẫn cần chú ý. Song về tổng thể, góc nhìn của lãnh đạo ACB là lạc quan.

Về nợ xấu, nợ xấu của toàn nền kinh tế có cao hơn. Riêng ACB có các biện pháp để xử lý nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu xuống thấp hơn, theo mục tiêu đã đưa ra.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 9.

Chủ tịch và Tổng giám đốc ACB trao đổi thêm về một số vấn đề cổ đông quan tâm liên quan nợ nhóm 2 gia tăng, nợ xấu, quản trị rủi ro. Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy cho rằng, nợ xấu tăng là của toàn ngành nhưng ACB quản trị rủi ro rất tốt và chất lượng nợ xấu tốt, tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong ngành. Tổng giám đốc Từ Tiến Phát bổ sung, nợ nhóm 2 tăng là do các khách hàng gặp khó khăn và bị nhảy nhóm nợ ở ngân hàng khác (Theo quy định mới khi khách hàng bị nhảy nhóm nợ ở ngân hàng khác sẽ bị liên đới ở ACB).

Đại hội kết thúc phần thảo luận, bước vào biểu quyết các tờ trình. 

Cập nhật tại thời điểm 10h40, trước khi tiến hành bỏ phiếu thông qua 8 tờ trình mà HĐQT đã gửi tới cô đông, tổng cộng có 860 cổ đông tham dự và uỷ quyền, đại diện cho 66,5% cổ phần có quyền biểu quyết.

ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Chốt mục tiêu lợi nhuận 22.000 tỷ đồng trong năm 2024, chia cổ tức tỷ lệ 25%- Ảnh 10.

Cổ đông ACB dự đại hội

Trước khi thông qua kết quả kiểm phiếu, chủ tịch ACB Trần Hùng Huy phát biểu chia sẻ với cổ đông.

Theo ông Huy, năm 2023 mặc dù kinh tế gặp khó khăn nhưng ACB vẫn tăng trưởng về quy mô, tài sản, sinh lời tốt (ROE khoảng 25%, là mức cao hàng đầu trong ngành), tỷ lệ nợ xấu tuy có cao hơn những năm trước đây nhưng 1,25% là mức rất thấp, khả quan, phản ánh chất lượng tín dụng tốt vượt trội của ACB. Năm 2023, ACB là ngân hàng duy nhất được Fitch và Moody's nâng xếp hạng.

2023 là mốc son đánh dấu 30 năm của ACB, ngân hàng đã khẳng định được vị thế, thương hiệu trên thị trường. ACB tự hào là ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo ESG. Ngoài cung cấp nguồn vốn tín dụng xanh cho xã hội thì đây cũng là tiền đề để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp tín dụng xanh, phát triển bền vững.

Năm 2024, nền kinh tế nói chung còn nhiều khó khăn. Quý 1 đã có những bước chuyển mình và lãnh đạo ACB dự đoán giữa năm sẽ tốt hơn, doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ phục hồi tốt hơn khi Chính phủ có nhiều biện pháp thúc đẩy và hỗ trợ.

ACB không chọn cách tăng trưởng quá nóng mà tăng trưởng phù hợp với nền kinh tế. Năm 2024 cũng là năm cuối của giai đoạn chiến lược 5 năm ở ACB (2019-2024), ACB tự tin sẽ đạt được tất các chỉ tiêu đã đề ra, trong đó có lợi nhuận và cổ tức 25% mỗi năm. Trong quá trình chuyển đổi 5 năm vừa qua, ACB đã nhận được những trái ngọt và sẽ duy trì trong thời gian tới.

Đại hội công bố kết quả cổ phiếu

Tất cả các tờ trình ACB gửi tới cổ đông (về kết quả hoạt động, kế hoạch 2024, phân phối lợi nhuận, thù lao cho HĐQT và BKS, tăng vốn điều lệ...) đều được thông qua với tỷ lệ biểu quyết rất cao, từ 99,69 -99,96%.

Hằng Kim

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên