MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi câu cá người đàn ông phát hiện khúc gỗ vừa đen vừa cứng, hóa ra nó là hàng hiếm trị giá hơn 350 tỷ đồng

22-04-2024 - 00:50 AM | Sống

Dù mọi người cho rằng khúc gỗ đó chẳng có gì đặc biệt, thế nhưng Tiểu Lý lại rất vui.

Phát hiện khúc gỗ kỳ lạ

Vào một ngày tháng 7 năm 2016, Tiểu Lý, một người đàn ông ở Hồ Nam, Trung Quốc cùng bạn đi câu cá ven sông. Tiểu Lý ngồi mãi không bắt được con cá nào liền đi dạo quanh bờ, nào ngờ vô tình phát hiện ra một cái khúc gỗ có hình dáng kỳ lạ, nó còn vừa cứng và bên dưới lớp vỏ phủ trắng là một màu đen sì. Sau khi nhìn kỹ, anh ta mới nhận ra đây là một gốc cây cổ thụ có kích thước rất lớn.

Bạn bè của Tiểu Lý cũng đến xem cái gốc cây nhưng họ cho rằng đây chỉ là một cái rễ cây bình thường. Tiểu Lý vô cùng mừng rỡ và một mực khẳng định rằng mình đã nghiên cứu nhiều về gỗ và anh ta tin rằng đây là một loại gỗ quý.

Đi câu cá người đàn ông phát hiện khúc gỗ vừa đen vừa cứng, hóa ra nó là hàng hiếm trị giá hơn 350 tỷ đồng- Ảnh 1.

Tiểu Lý khi đi câu cá tình cờ tìm thấy một khúc gỗ khổng lồ. (Ảnh: Sohu)

Thế nhưng, gốc cây này vô cùng lớn, Tiểu Lý không thể đào nó ra được. Sau đó, anh ta đành gọi cho một người bạn hỏi thuê máy xúc. Cuối cùng, sau nhiều giờ đào bới, họ đã đem được khúc gỗ đó về nhà.

Hóa ra, gốc cây này quả thực là gỗ quý. Nó nặng tới 500kg. Không những thế, nó còn là loại gỗ âm trầm được mệnh danh là "Đông phương thần mộc" rất quý hiếm. Theo đánh giá của các chuyên gia, gốc cây khai quật được này có tuổi đời từ 3.000 đến 10.000 năm, ước tính giá của nó không dưới 100 triệu NDT (hơn 350 tỷ đồng).

Đi câu cá người đàn ông phát hiện khúc gỗ vừa đen vừa cứng, hóa ra nó là hàng hiếm trị giá hơn 350 tỷ đồng- Ảnh 2.

Theo ước tính của chuyên gia, khúc gỗ mà Tiểu Lý tìm thấy là gỗ âm trầm quý giá. (Ảnh: Sohu)

Gỗ âm trầm - Tài nguyên quý giá của thiên nhiên

Qua nhiều cuộc thử nghiệm của các tổ chức nghiên cứu khoa học, gỗ âm trầm là loại gỗ được chôn dưới lòng đất trong suốt từ 3.000 đến 12.000 năm, một số thậm chí hàng chục ngàn năm. Theo thời gian trôi qua, những phần cây bị chôn vùi dưới điều kiện thiếu oxy, chúng thay đổi các tính chất vật lý ban đầu. Một số bị phân hủy trong nước, một số theo dòng chạy tự nhiên thì kết lại thành những trầm tích. Những trầm tích này ngày càng trở nên cứng hơn, to hơn và kết chặt hơn thành các khối lớn.

Gỗ âm trầm vốn có nhiều màu khác nhau như nâu, xám, đen, xanh đen, tím… sau 1 thời gian dài, gỗ âm trầm bị cacbon hóa và trở thành màu sẫm đen như than. Gỗ âm trầm có mùi hương nhẹ đặc biệt, có thể xua đuổi mối mọt và không hề bị chúng ăn mòn hay bị mốc gỗ.

Đi câu cá người đàn ông phát hiện khúc gỗ vừa đen vừa cứng, hóa ra nó là hàng hiếm trị giá hơn 350 tỷ đồng- Ảnh 3.

Ngày nay, giá thành của gỗ âm trầm rất đắt đỏ bởi nó được coi là nguồn tài nguyên khan hiếm. (Ảnh: Sohu)

Đặc biệt là trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh, gỗ âm trầm đã trở thành một món đồ được ưa chuộng cho tất cả các cung điện hoàng gia và dùng làm quan tài cho vua chúa. Hoàng đế triều đại nhà Thanh coi nó như là một vật liệu hoàng gia và người dân không thể sử dụng nó cho mục đích cá nhân của mình.

Y học dân gian cho rằng bột gỗ âm trầm có chức năng loại bỏ bệnh thấp khớp, thúc đẩy tuần hoàn máu và kéo dài tuổi thọ. Điều này cũng đã được nhấn mạnh trong tập 15 của " Materia Medica" của Ming Shizhen.

Gỗ âm trầm có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng được phân loại theo nguồn gốc xuất xứ. Hải Nam là nơi có gỗ âm trầm tốt nhất sau đó là tỉnh Chiết Giang và Tứ Xuyên.

Ngày nay, giá thành của gỗ âm trầm rất đắt đỏ bởi nó được coi là nguồn tài nguyên khan hiếm mà không thể tái chế.

*Nguồn: Sohu

Theo Nguyệt Phạm

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên