Cụ ông 70 tuổi “chết lặng” khi nhân viên ngân hàng báo 0 đồng trong sổ tiết kiệm: Số tiền tích luỹ cả đời suýt thì “đi tong” vì bị kẻ xấu lợi dụng
Mang của nải tích luỹ đi gửi tiết kiệm làm vốn dưỡng già, ông cụ Trung Quốc nhận được tin “sét đánh ngang tai” khi đi rút tiền.
- 27-08-2023Bán khúc gỗ mục dài 5m với giá 5,5 tỷ đồng, người đàn ông bị cảnh sát cho "đeo còng" vì tội danh khiến ai cũng sốc
- 26-08-2023Người đàn ông khoe "vớt" được khúc gỗ đen sì dài 19m, nặng 5.000kg: Chuyên gia lập tức đến nhà, "báu vật" 66 tỷ đồng lộ diện
- 25-08-2023Ngân hàng “xóa nhầm” một số 0 khiến khách hàng “thất thoát” hơn 160 triệu đồng: Sau 4 năm bị tòa gửi giấy triệu tập
Vợ chồng ông cụ họ Mã, 63 tuổi, ở tỉnh An Huy, Trung Quốc không có con nên từ lâu đã lên kế hoạch dành dụm một khoản tiền để dưỡng già. Nhiều năm trước, ông Mã nhiều lần đi gửi tiết kiệm ở ngân hàng địa phương. Đến nay, số tiền ông tích góp được đã là 180.000 NDT (gần 600.000 NDT).
Tới năm 2019, sức khỏe của vợ ông Mã có chuyển biến xấu, cần thêm tiền để điều trị. Trong cơn cùng cực, ông Mã nhớ đến khoản tiền tiết kiệm và quyết định đến ngân hàng để rút tiền. Đến lượt mình, ông cụ lấy sổ tiết kiệm ra đưa cho nhân viên ngân hàng và bày tỏ mong muốn rút toàn bộ số tiền mà ông đã tích góp được bấy lâu nay. Sau khi kiểm tra kỹ thông tin, nữ nhân viên dùng ánh mắt khó hiểu nhìn ông cụ và hỏi: “Chú có chắc chú mang đúng sổ tiết kiệm đi không ạ?”.
Ông Mã ngạc nhiên nhưng cũng trả lời: “Vợ chồng tôi chỉ có duy nhất quyển sổ tiết kiệm này, tôi làm sao có thể cầm nhầm được.”
Nữ nhân viên cũng vội tiếp lời: “Vậy có nhầm lẫn gì ở đây rồi thưa chú, vì cuốn sổ tiết kiệm này vốn dĩ không có tiền ở trong.”
Ông Mã nghe xong thì chết lặng. Sổ tiết kiệm này đã được vợ chồng ông giữ gìn cẩn thận. Bởi số tiền này chính là mồ hôi nước mắt cả hai cố gắng suốt hơn nửa đời người mới có được, sao có thể tự nhiên “không cánh mà bay”. Để chắc chắn, ông Mã yêu cần nhân viên ngân hàng kiểm tra kỹ xem có nhầm lẫn nào không. Tuy nhiên, nữ nhân viên vẫn khẳng định chắc nịch rằng sổ tiết kiệm của ông hoàn toàn “rỗng”, hỏi ông có từng đi rút tiền rồi nhưng quên hay không.
Nghe đến đây, vợ ông Mã không chấp nhận được sự thật nên ngất đi khiến sự việc càng thêm căng thẳng. Một lúc sau khi người vợ tỉnh lại, cả hai vội tìm đến giám đốc ngân hàng để làm rõ sự việc. Nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, vị này lập tức yêu cầu nhân viên kiểm tra kỹ lại thông tin, bởi nếu ông cụ đã rút số tiền 180.000 NDT thì chắc chắn phải có dữ liệu lưu lại.
Kỳ lạ thay, không có dữ liệu nào cho thấy ông Mã từng rút tiền trước đây nhưng toàn bộ số tiền của ông cụ lại biến mất. Tuy nhiên, khi giám đốc ngân hàng yêu cầu kiểm tra những giao dịch khác của ông Mã thì phát hiện 180.000 NDT của ông cụ không hề mất đi mà đã được dùng để mua bảo hiểm.
Theo đó, khoản tiền này được chia làm 2 phần để mua bảo hiểm hưu trí trọn đời. Nghe đến đây, ông Mã ngơ ngác hỏi: “Cái gì? Tôi mua loại bảo hiểm gì vậy sao tôi không hề biết?”.
Phía ngân hàng cho biết loại bảo hiểm mà ông cụ mua có thời hạn 5 năm, nếu rút trước không những không được hoàn trả phí bảo hiểm đã đóng mà còn phải trả một khoản phí “bồi thường”. Trước những điều vô lý nghe được, ông Mã khẳng định vợ chồng ông chưa từng mua bảo hiểm. Hai vợ chồng ông nghĩ rằng cứ gửi tiền vào ngân hàng sẽ được an toàn, nào ngờ sự việc hy hữu này lại xảy đến với gia đình ông.
Sau khi xem xét vụ việc, phía ngân hàng phát hiện ra rằng vì ông Mã không biết sử dụng điện thoại thông minh nên mọi thao tác ký hợp đồng bảo hiểm điện tử đều do nhân viên ngân hàng thực hiện. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ông cụ, nhân viên từng tư vấn cho ông cụ thú nhận đã biến số tiền gửi tiết kiệm 180.000 NDT thành hợp đồng bảo hiểm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Cuối cùng, sau khi hòa giải, vợ chồng ông Mã cũng chấp nhận lời xin lỗi của nhân viên đã sai phạm. Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Dân sự Trung Hoa, việc ông Mã ký hợp đồng bảo hiểm nhưng không hề hay biết nên hợp đồng vô hiệu, không thể quy vào trường hợp vi phạm hợp đồng. Phía ngân hàng cũng đồng ý trả lại số tiền gốc 180.000 NDT cho ông Mã nhưng không có lãi. Dù đến cuối cùng, ông Mã vẫn phải chịu thiệt về mình, song ông cụ cũng cảm thấy đây là cách giải quyết thỏa đáng nhất.
Qua câu chuyện này, khi tham gia các giao dịch tại ngân hàng, mọi người cần cẩn trọng đọc kỹ, xác nhận mọi thông tin, tránh khiến bản thân bị thiệt thòi. Đây cũng là việc cần thiết để người dân không bị những đối tượng xấu chèo kéo hay lợi dụng để thực hiện những hành vi phục vụ mục đích cá nhân.
Sau vụ việc, ngân hàng cũng siết chặt hơn nữa những quy định có liên quan để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh tiếp diễn những trường hợp tương tự như vậy.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống thị trường