Người đàn ông khoe "vớt" được khúc gỗ đen sì dài 19m, nặng 5.000kg: Chuyên gia lập tức đến nhà, "báu vật" 66 tỷ đồng lộ diện
Vớt được khúc gỗ lạ trên sông, người đàn ông Trung Quốc để nó nằm yên trong góc vườn suốt 5 năm mới biết đó là bảo vật tiền tỷ.
- 25-08-2023Công ty trả nhầm lương gấp 367 lần, nhân viên thử việc giở quẻ “nuốt luôn” chứ không trả lại: Cảnh sát vào cuộc điều tra, kẻ tham lam nhận cái kết đắng
- 24-08-2023Một loại cá có ở Việt Nam được cả thế giới “săn lùng”: 1kg bong bóng giá hơn 1 tỷ đồng, ngư dân bắt được 1 con là đủ ăn cả đời
- 24-08-2023Khoan giếng cạnh công ty để kinh doanh, vị giám đốc bị phạt gần 1 tỷ đồng, khi nhận ra lỗi sai thì đã muộn
Vào ngày 1 tháng 11 năm 2017, tại một xưởng sản xuất đồ nội thất ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người ta đã tìm thấy một khúc gỗ tưởng chừng như tầm thường nhưng thực chất lại có giá trị “quý hơn vàng”. Theo đánh giá của các chuyên gia, khúc gỗ nằm vất vơ vất vưởng trong góc vườn suốt 5 năm này chính là loại gỗ âm trầm có niên đại hơn 600 năm, vô cùng quý giá.
Sau 5 năm mới biết có gỗ quý trong nhà
Chủ sở hữu khúc gỗ này là Lôi Quân - Giám đốc Nhà máy nội thất gỗ Mingshi ở huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc. Theo người đàn ông này, cách mà anh sở hữu khúc gỗ quý kim tơ nam mộc cũng rất ly kỳ.
Theo đó, vào một buổi tối tháng 12 năm 2012, một ngư dân đang câu cá trên sông Dương Tử thì lưới đánh cá mắc phải một vật nặng, đen xù xì. Dù anh ta có làm cách nào cũng không thể gỡ nó ra được nên đã kêu gọi giúp đỡ. Lôi Quân chạy đến hiện trường thì phát hiện đó là một khúc gỗ lớn. Họ phải dùng lưới, dây thừng và nhờ tới sự giúp sức của một ô tô cần cẩu mới có thể vớt được khúc gỗ ấy lên bờ.
“Chúng tôi thuê ô tô cần cẩu kéo nó lên bờ, loay hoay hơn 1 giờ đồng hồ mới xong việc. Đó là một khúc gỗ dài hơn 19m và nặng tới 5 tấn. Để tiện cho việc vận chuyển, chúng tôi phải xẻ nó ra thành hai phần thì mới có thể chở về nhà máy. Chi phí cho việc này tốn hết 90.000 NDT. Bao năm qua, khúc gỗ này vẫn nằm yên nơi góc vườn và chẳng ai để ý đến nó”, Lôi Quân cho biết.
Mãi cho tới dịp Quốc khánh năm 2017, Giám đốc Nhà máy nội thất gỗ Mingshi này tham gia một sự kiện thẩm định đồ cổ miễn phí do Botany.com tổ chức tại Vũ Hán. Tại đây, anh vô tình “khoe” rằng mình đã nhặt được một khúc gỗ lạ dưới sông, nặng đến 5 tấn. Điều này đã khiến đội ngũ chuyên gia và mọi người tại sự kiện vô cùng tò mò bèn kéo đến xưởng của anh để tận mắt chứng kiến.
Tại xưởng sản xuất đồ nội thất của Lôi Quân, người ta tìm thấy khúc gỗ lạ này được chia thành hai phần, xếp chồng lên nhau trên bãi cỏ. Sau khi tiến hành đo đạc, chuyên gia cho biết khúc gỗ này dài 19m và có đường kính 70cm ở điểm rộng nhất.
Báu vật 600 năm tuổi lộ diện
Thái Cát Ngô, thành viên của Hiệp hội Di tích Văn hóa Trung Quốc đã cắt một mảnh gỗ nhỏ để tiến hành xác định “lai lịch” thực sự của khúc gỗ. Cuối cùng, chuyên gia này nhận định lúc gỗ mà Lôi Quân đang sở hữu chính là loại gỗ âm trầm từ thời nhà Minh.
Theo phân tích sơ bộ của các chuyên gia, có thể khi Tử Cấm Thành được xây dựng, khúc gỗ này cũng đã được vận chuyển từ Tứ Xuyên về Bắc Kinh bằng đường thủy nhưng vô tình bị rơi xuống sông Dương Tử, trôi dạt đến khu vực Gia Ngư. Ngày xưa, loại gỗ này chủ yếu được dùng để làm xà, cột, đồ nội thất và quan tài trong hoàng cung.
Các chuyên gia cũng ước tính thời gian phát triển của cây gỗ này là hơn 200 năm và thời gian nằm sâu trong lòng sông rơi vào khoảng 400 năm. Theo ước tính của các chuyên gia, khúc gỗ này có giá khoảng 20 triệu NDT (gần 66 tỷ đồng).
Sau khi biết được giá trị thực của khúc gỗ này, một doanh nhân cũng có mặt tại đó đã ra giá cao để có thể sở hữu nó, tuy nhiên Lôi Quân đã khéo léo từ chối thương vụ bạc tỷ này. Thay vào đó, vị giám đốc này bày tỏ anh sẵn lòng tặng “báu vật trời cho” này cho Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh để nghiên cứu và bảo tồn.
“Tôi thường đọc nhiều tin tức về việc một số di vật văn hóa Trung Quốc bị thất lạc ở nước ngoài. Điều đó thật đáng tiếc. Do đó, tôi muốn khúc gỗ âm trầm quý giá này cũng được gìn giữ và bảo tồn để giá trị không bị mất đi theo thời gian”, Lôi Quân chia sẻ.
Ghi nhận tấm lòng của chủ sở hữu, các chuyên gia trong nhóm thẩm định của Cục Di tích Văn hóa thành phố Bắc Kinh đã liên hệ với các nhân viên tại Tử Cấm Thành để tiến hành thẩm định và nghiệm thu khúc gỗ quý giá.
(Theo Kknews.cc)
Nhịp sống thị trường