MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi khám bệnh được kiểm tra chỉ số này ở cả 2 cánh tay có thể phòng ngừa bệnh đau tim, đột quỵ và tử vong

22-12-2020 - 19:32 PM | Sống

Đi khám bệnh được kiểm tra chỉ số này ở cả 2 cánh tay có thể phòng ngừa bệnh đau tim, đột quỵ và tử vong

Bằng chứng mạnh mẽ từ một nghiên cứu quốc tế lớn xác nhận rằng sự khác biệt trong số đo huyết áp giữa 2 tay có liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong cao hơn.

Nghiên cứu do Đại học Exeter đứng đầu đã tiến hành phân tích tổng hợp tất cả các nghiên cứu có sẵn, sau đó hợp nhất dữ liệu từ 24 nghiên cứu toàn cầu để tạo ra cơ sở dữ liệu của gần 54.000 người trưởng thành từ Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Phi và Châu Á - những người được đo huyết áp cho cả hai cánh tay. Đây là nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên kết luận rằng sự chênh lệch huyết áp giữa các cánh tay càng lớn thì nguy cơ sức khỏe của bệnh nhân càng lớn.

Hiện tại, các hướng dẫn huyết áp quốc tế khuyên các chuyên gia y tế đo huyết áp ở cả 2 cánh tay khi đánh giá nguy cơ tim mạch, nhưng điều này lại thường bị bỏ qua. Nghiên cứu mới đưa ra giới hạn cho sự chênh lệch huyết áp giữa các cánh tay thấp hơn đáng kể so với hướng dẫn hiện tại. Nghiên cứu xác nhận rằng sự khác biệt trong số đo huyết áp giữa 2 tay có liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong cao hơn.

Đi khám bệnh được kiểm tra chỉ số này ở cả 2 cánh tay có thể phòng ngừa bệnh đau tim, đột quỵ và tử vong - Ảnh 1.

Với phương pháp lấy bệnh nhân làm trọng tâm, làm việc với bệnh nhân ở mỗi bước nghiên cứu, nhóm đã phân tích dữ liệu về sự chênh lệch huyết áp giữa các cánh tay và theo dõi số ca tử vong, đau tim và đột quỵ xảy ra trong hơn 10 năm.

Tác giả chính, bác sĩ đa khoa Chris Clark, thuộc Trường Đại học Y Exeter, cho biết: "Kiểm tra một bên cánh tay rồi đến cánh tay kia bằng máy đo huyết áp có thể được thực hiện trong bất kỳ cơ sở chăm sóc sức khỏe nào mà không cần thêm thiết bị đắt tiền nào. Trong khi các hướng dẫn quốc tế hiện nay khuyến nghị rằng việc này nên được thực hiện, thì nhiều nơi lại không thực hiện do hạn chế về thời gian. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng dành thời gian để đo huyết áp cả hai cánh tay cuối cùng có thể cứu được mạng sống của một người".

Đi khám bệnh được kiểm tra chỉ số này ở cả 2 cánh tay có thể phòng ngừa bệnh đau tim, đột quỵ và tử vong - Ảnh 2.

Huyết áp tăng và giảm theo chu kỳ với mỗi nhịp đập. Nó được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (mmHg) và số đọc luôn được cung cấp dưới dạng hai số: giá trị trên (tâm thu) biểu thị huyết áp tối đa và giá trị dưới (tâm trương) là huyết áp tối thiểu. Huyết áp tâm thu cao cho thấy tăng huyết áp. Điều này ảnh hưởng đến 1/3 dân số trưởng thành và là nguyên nhân hàng đầu trên toàn cầu gây ra các cơn đau tim , đột quỵ và tử vong có thể phòng ngừa được.

Sự khác biệt đáng kể giữa số đo huyết áp tâm thu ở hai cánh tay có thể là dấu hiệu của việc động mạch bị thu hẹp hoặc xơ cứng, có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Những thay đổi ở động mạch này được coi là dấu hiệu nguy cơ tiếp theo cho cơn đau tim, đột quỵ hoặc tử vong sớm sau đó và cần được kiểm tra để điều trị.

Hiện tại, cả hướng dẫn của Vương quốc Anh và Châu Âu đều công nhận chênh lệch huyết áp tâm thu từ 15mmHg trở lên giữa 2 tay là ngưỡng ccảnh báo nguy cơ về tim mạch. Nhưng nghiên cứu mới này cho thấy rằng ngưỡng thấp hơn 10 mmHg rõ ràng là dấu hiệu của nguy cơ bổ sung, có nghĩa là nhiều người nên được xem xét điều trị nếu có sự khác biệt huyết áp 2 tay ở mức như vậy.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia (NIHR) và được công bố trên tạp chí Hypertension trong Tháng 12/2020.

Theo Exeter.ac.uk

Theo NT

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên