Đi lượm đồ thừa của dơi, người dân một vùng 'đổi đời': Bất ngờ với cách tạo ra loại đồ uống đắt nhất thế giới
Vùng Madagascar từng chỉ sản xuất hạt cà phê robusta nhưng chỉ một thay đổi đã khiến khu vực này đổi đời.
- 31-03-2023Cơn sốt trà sữa trân châu lan tới Mỹ, hóa ra "Tây" cũng nghiện món đồ uống đặc sản châu Á chẳng kém ai
- 23-07-2022Xu hướng mua sắm kỳ lạ ở Trung Quốc: Người tiêu dùng săn đón các loại thực phẩm và đồ uống sắp hết hạn
- 28-12-2021Món đồ uống xa xỉ này vượt cả Big Tech và Bitcoin để trở thành tài sản tăng giá tốt nhất năm 2021
Trong vùng đất núi lửa màu mỡ ở tỉnh Itasy, miền Trung Madagascar, người ta trồng một loại cà phê quý hiếm và có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với cả con người và động vật. Điều thú vị là dơi càng gặm nhấm nhiều thì người ta lại càng thích.
Cà phê từng không được quan tâm, giờ trở thành kế sinh nhai
Người dùng cho biết, nước bọt của dơi mang lại cho hạt cà phê một hương vị độc đáo, khiến giá của cà phê tăng vọt lên 10%, đạt mức gần 220 euro (khoảng 5,7 triệu VNĐ)/kg (mặc dù trước đó loại cà phê này ở dạng nguyên bản cũng có giá khá cao).
Tại nhiều thời điểm, cà phê dơi của vùng Madagascar được ghi nhận là loại cà phê đắt nhất thế giới.
Nông dân trên khắp thế giới đang chuyển sang trồng các loại hạt cao cấp và quý hiếm, một số loại thu hút cả động vật để tạo ra những sản phẩm độc đáo, tăng giá trị sản phẩm trong bối cảnh hàng hóa sẵn có, dư thừa khiến giá nhiều mặt hàng giảm.
Vùng Madagascar từng chỉ sản xuất hạt cà phê robusta chất lượng thấp và thường chỉ được dùng làm cà phê hòa tan. Tuy nhiên hiện nay những nông dân như Nirina Malala Ravaonasolo đang sản xuất hạt cà phê bourbon pointu, một loại cà phê arabica cao cấp có giá cao hơn.
Ravaonasolo, chủ tịch của một nhóm cà phê địa phương cho biết: "Trước đây, hầu hết mọi người ở Itasy không quan tâm đến việc trồng cà phê. Nhưng hiện nay nó là kế sinh nhai của chúng tôi".
Cách tạo ra loại đồ uống đắt nhất thế giới
Hạt cà phê bourbon pointu được bán trong nước với giá khoảng 5,18 triệu VND/kg, cao hơn 50 lần so với giá cà phê thương phẩm. Một chút tác động của con dơi thậm chí còn khiến giá được đẩy lên cao hơn.
Người dân cho biết, những con dơi hoang dã sẽ nhai hạt cà phê chín. Quá trình này sẽ dẫn đến phản ứng giữa dịch tiêu hóa của chúng với không khí bên ngoài, tạo ra hương vị thơm ngon độc đáo. Cà phê có tính acid nhẹ.
Ronald Van der Vaeken - một chủ khách sạn người Bỉ cho biết: "Rất đặc biệt. Cà phê bình thường chỉ uống 2 phút là quên mùi vị nhưng vị của cà phê này đọng lại rất lâu trong miệng".
Đó là một sản phẩm đầy trí tuệ của một người nông dân đồng thời cũng là một nhà kinh doanh có tên Ronald Van der Vaeken. 4 năm trước, ông đã giới thiệu loại hạt bourbon pointu từ khu vực Đảo Reunion gần đó. Sau đó, ông tiếp tục giới thiệu cà phê dơi sau khi quan sát chúng nhấm nháp những hạt cà phê thượng hạng.
Từ năm 2020, ông Ramarlah đã làm việc với khoảng hơn 90 nông dân gửi hạt cà phê cho ông để ông chế biến và bán sản phẩm. Một số địa điểm bán hàng lại chính là tại những nhà hàng kết hợp với nông trại của ông.
Hạt cà phê có sự tác động của con vật ở Madagascar không phải là duy nhất. Ngoài cà phê từ dơi, ở Đông Nam Á chúng ta còn có cà phê từ cầy hương, hoặc cà phê từ voi. Reuters dẫn ý kiến của chuyên gia cho biết, cà phê có giá trị cực lớn là một thị trường rất nhỏ, nhưng nó đang phát triển.
Công ty phân tích dữ liệu Adroit Market Research cho biết, thị trường cà phê đặc sản trên toàn cầu được dự báo sẽ đạt 83,6 tỷ USD vào năm 2025, tăng hơn gấp đôi quy mô thị trường năm 2018.
Thể thao & văn hóa