Đi ngang thấy tốp đàn ông cởi trần lội nước, chủ trang trại người Việt ở Angola vội xuống thương lượng
Đến tận chiều muộn, cuộc thương lượng mới kết thúc. Ai cũng vui vẻ và cảm thấy mình được lợi...
- 02-04-2023Một loại củ ở Việt Nam bán rẻ đầy chợ, team Quang Linh Vlogs trồng bán ở Angola cao gấp 5 lần
Cộng đồng người Việt Nam sống tại Angola không quá đông, nhưng khá nổi tiếng, đặc biệt là team châu Phi - nhóm của Quang Linh Vlog. Một trong những thành viên được yêu quý không kém Quang Linh là anh Đông Paulo.
Anh sống ở huyện Bailundo, tỉnh Huambo (cùng tỉnh với Quang Linh), nhưng ở trong các bản xa hơn. Đông Paulo cũng làm trang trại cùng với một nhóm anh em người Việt Nam và châu Phi.
Đông Paulo, một trong 9 thành viên đầu tiên của team châu Phi.
Nông nghiệp vùng này vốn không phát triển, diện tích đất trống nhiều, Đông Paulo và những người bạn đã đem kỹ thuật canh tác của người Việt để thay đổi cuộc sống nơi này. Bên cạnh việc trồng rau, họ cũng đào ao thả cá và nuôi vịt, nuôi dê, thành thử, Đông Paulo bận rộn với nông trại như chăm con mọn.
Anh dường như không lúc nào không "nảy số", tìm cách cùng nông dân nâng cao sản lượng hoặc mày mò hướng phát triển nông trại.
Điển hình như cách đây vài hôm, trên đường về bản sau khi đón người em Quang Linh Vlog trở lại, anh thấy một tốp người dân bản địa đang kéo lưới bắt cá, thế là vội vàng xuống xe hỏi mua.
Mấy anh em đi mua cá đánh lưới...
... phải đi theo nhóm người bản địa vào con sông cạn, cách rất xa đường cái.
Đông Paulo tỏ ra thích thú vì nhìn thấy cách kéo lưới của người Angola. Nhìn qua thì tưởng rất giống Việt Nam nhưng thực ra, "lưới" được làm bằng vải màn cũ và khâu mấy cái chai nhựa vào làm phao. Dù không có chì để lưới nặng, "bám" đáy, tấm lưới cũng phát huy hiệu quả nhờ sự điều chỉnh khéo léo của mấy anh chàng châu Phi.
Người Angola có cách bắt cá tương tự người Việt
Một nhóm người giăng lưới, một vài người khác sẽ kéo lên
Đông Paulo sung sướng vì nhìn thấy cá đồng. Theo quan sát của anh, cá nhỏ xíu nhưng khá đa dạng. Có những loài bản địa anh không biết tên, nhưng có nhiều cá bống, cá rô, cá trắm... Để đảm bảo cá sống khi di chuyển xa, nhóm của anh chuẩn bị sẵn chậu nước, kéo lưới lên là thả vào chậu luôn.
Cả nhóm kéo lưới một buổi mới được chậu cá be bé
Khi thả cá vào téc nước, nhiều con đã yếu, bơi lờ đờ hoặc trắng ngửa bụng, nhưng Đông Paulo vẫn hy vọng phần lớn chúng sẽ sống ổn khi về trang trại. "Được con nào hay con ấy các bạn ạ, vì mấy lần lên thành phố hay qua các trang trại khác mua cá giống rất đắt. Ở Angola tìm giống cây trồng, vật nuôi cực kỳ khó", anh chia sẻ.
Giá cho mẻ cá này, các anh chàng châu Phi giao hẹn sẽ lấy 3.000 kw (khoảng 87 nghìn đồng) cho cả nhóm. Nhưng đến khi rút ví, Đông Paulo hào phóng hỗ trợ thêm, trả hẳn 6.000kw, cộng thêm công riêng dành cho người đội chậu cá nặng từ sông ra đầu đường 2.000kw nữa. Tổng cộng, đám cá được mua với giá 8.000kw (khoảng 235 nghìn đồng).
Kéo lưới kiểu này nặng nhưng ít cá, do lẫn rất nhiều sỏi, đất và cành khô ở đáy sông. Cá cũng bị thương nhiều
Anh lý giải, do mua cá giống về thả, muốn có may mắn nên anh không tính toán nhiều. Khi đem được mớ cá về trang trại trong bản, trời đã tối mịt, anh lại lọc và thả vào ao luôn. Lúc thả xuống, anh cũng chúc chúng ăn ngoan chóng lớn, hy vọng thời gian tới đàn cá có thể sinh sôi nảy nở.
Nguồn: Đông PauLo Vlogs - Cuộc Sống ở Châu Phi
Phụ nữ thủ đô