MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Di sản” hào khí Samurai trong văn hóa kinh doanh

20-11-2020 - 13:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

7 thế kỷ trôi qua, Samurai – tầng lớp ưu tú phụng sự cho các lãnh chúa phong kiến xứ Phù Tang - đã không còn tồn tại, song tinh thần thời đại của những võ sĩ đạo vẫn hiển hiện từng ngày trong nếp sống của người Nhật Bản.

Ngày nay, người dân xứ sở hoa anh đào vẫn hãnh diện khi nhắc tới hào khí Samurai một thời, như gốc rễ tái sinh những bản sắc văn hóa của Nhật Bản trong thời đại mới. Trong đó, sự Chân thành (Magokoro) và lòng Hiếu khách (Omotenashi) là 2 "di sản" tiêu biểu luôn được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh.

“Di sản” hào khí Samurai trong văn hóa kinh doanh - Ảnh 1.

Tranh vẽ Saigō Takamori (ngồi, trong quân phục phương Tây), người được coi là Samurai chân chính cuối cùng. Xung quanh là các tướng tá trong trang phục Samurai. Hình ảnh: Le Monde Illustré

Magokoro – Sự chân thành xuất phát từ trái tim

Một trong 7 quy tắc đạo đức mà Samurai phải tuân thủ để bảo vệ sự tôn nghiêm, chính trực và thanh tao chính là sự chân thành – "Makoto". Đối với họ, không cần quá nhiều lời nói, sự chân thành được chứng minh thông qua các hành động.

Trong tiếng Nhật, có 3 từ để mô tả trái tim, đó là "Shinzou", "Ha-to" và "Kokoro". Riêng từ "Kokoro" khi được kết hợp với "Makoto" sẽ tạo thành khái niệm "Magokoro" – Sự chân thành xuất phát từ trái tim.

Từ xưa đến nay, Magokoro vốn là sợi chỉ kết nối niềm tin giữa con người với con người, là gốc rễ để duy trì sự bền vững của một mối quan hệ, một cộng đồng, rộng hơn cả là một đế chế. Hoàng gia Nhật Bản được biết đến là gia tộc quân chủ tồn tại lâu đời nhất thế giới, chưa từng bị các dòng họ khác soán ngôi suốt hơn 2600 năm qua nhờ những chính sách đối nội, đối ngoại cương – nhu đúng lúc, nhưng không bao giờ thiếu sót yếu tố chân thành.

Những tập đoàn Nhật Bản hàng trăm năm tuổi nổi danh toàn cầu cũng duy trì hoạt động dựa trên "cơ chế" nuôi dưỡng tinh thần Magokoro. Tinh thần ấy được ứng dụng khéo léo trong mối quan hệ với khách hàng, với đối tác và cả đội ngũ nhân viên. Người dân xứ sở mặt trời mọc đã quá quen thuộc với câu chuyện một khách hàng chỉ tin dùng một nhãn hàng trong suốt cuộc đời, hoặc một gia tộc chỉ làm việc cho một tập đoàn suốt từ thế hệ này qua thế hệ khác… Trong đó, Menard – "đế chế" mỹ phẩm lớn mạnh nhất nhì đất nước này – là một minh chứng tiêu biểu.

“Di sản” hào khí Samurai trong văn hóa kinh doanh - Ảnh 2.

Mỹ phẩm Menard đã có mặt tại Việt Nam 16 năm với hệ thống 28 Shop & Spa trên toàn quốc, đem văn hóa Magokoro - phục vụ khách hàng bằng cả trái tim đến hàng triệu phụ nữ Việt. Hình ảnh: Menard Việt Nam.

Omotenashi – Lòng hiếu khách

Bản thân từ "Samurai" trong tiếng Nhật có nghĩa là "những người phục vụ". Trở thành một Samurai tức là phải tuyệt đối trung thành với một chủ tướng. Qua nhiều thế kỷ, phẩm chất trung thành trở thành thái độ làm việc tận tụy, hiếu khách, hết lòng với khách hàng trong văn hóa kinh doanh tại Nhật Bản.

Văn hóa Omotenashi được thể hiện muôn màu trong nhiều loại hình kinh doanh – chăm sóc khách hàng, nhưng có thể tổng hòa trong 3 yếu tố: Dự đoán nhu cầu của khách, linh hoạt xử lý theo tình huống và thấu hiểu khách hàng. Từ những cửa tiệm nhỏ đến cửa hàng sang trọng, mọi khách hàng sẽ được đối đãi bình đẳng, được tận hưởng dịch vụ chất lượng, với thái độ phục vụ chu đáo, tận tụy nhất.

Chẳng hạn, thông thường, khi vừa bước chân vào một hệ thống spa, cách chào hỏi chân thành và nồng hậu ngay từ cửa ra vào, cách tư vấn nhiệt tình và đầy thấu hiểu dựa trên nhu cầu của từng khách hàng, cách bài trí sang trọng kết hợp với mùi hương dịu dàng tạo thành một thế giới quan tao nhã, tinh tế… Tất cả đều đem đến cho khách hàng cảm giác được nuôi dưỡng trọn vẹn Thân – Tâm, từ đó hoàn toàn an tâm tận hưởng dịch vụ và gắn bó với thương hiệu này trong suốt thời gian dài.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên