MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đi vệ sinh kiểu như thế này, chẳng mấy chốc bạn sẽ bị ung thư ruột

07-10-2016 - 14:23 PM | Sống

Đi vệ sinh là nhu cầu hàng ngày của bất kỳ ai. Tuy nhiên, sai cách sẽ khiến bạn bị ung thư ruột cùng nhiều căn bệnh đáng sợ khác.

Tư thế ngồi sai cực phổ biến

Đó chính là hai tư thế ngồi ôm bụng hoặc thân ngồi vuông góc với bồn cầu. Theo Health Hacks, đó là những tư thế ngồi khi đi tiêu cực có hại cho sức khỏe của bạn. Với góc ngồi 90 độ, đường ruột của bạn sẽ bị chèn ép và vô tình bị chặn lại.

Trong trường hợp xấu nhất, đi tiêu sai cách có thể khiến bạn mắc các bệnh như táo bón, viêm đại tràng co thắt trĩ và ung thư ruột .

Tuy nhiên, với tư thế ngồi tạo một góc 35 độ, bạn hoàn toàn yên tâm mình không lo mắc những bệnh tật trên từ thói quen ngồi bồn cầu của mình.

Đối với động vật hoang dã cũng như ở những nền văn hóa khác, vị trí ngồi này là hoàn toàn tự nhiên và được chỉ dạy ngay từ nhỏ.

Tư thế này thuận theo lẽ tự nhiên để đào thải phân ra bên ngoài cơ thể bạn và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Video dưới đây chia sẻ về tư thế sai khi đi tiêu sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này:

Lợi ích của việc đi vệ sinh đúng cách

Chống táo bón

Theo Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH), táo bón xảy ra khi bạn đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần. Theo NIH, khoảng 4 triệu người Mỹ bị táo bón mỗi năm.

Một trong những trở ngại lớn nhất cho việc đi tiêu đó chính là vấn đề nằm ở ruột. Để ngăn ngừa vấn đề táo bón, bạn cần sửa tư thế sai khi ngồi vệ sinh.

Ở tư thế ngồi xổm, trọng lượng toàn thân bị ép xuống đùi và nén đại tràng tự nhiên, tạo áp lực nhẹ nhàng từ cơ hoành. Ngồi xổm giúp đại tràng sigma mở khóa “xoắn” ở lối vào trực tràng. Xoắn này cũng giúp bạn ngăn chặn vấn đề tiểu không tự chủ.

Ruột già được trang bị với một van đầu vào và một van mở ra. Ngồi xổm đồng thời đóng van đầu vào, giữ cho ruột non sạch, đồng thời mở van mở ra, cho phép các chất thải đi ra ngoài một cách tự nhiên, thoải mái nhất.

Ngăn chặn bệnh trĩ

Bệnh trĩ tìm đến bạn khi tĩnh mạch bị sưng, viêm ở hậu môn, trực tràng.

Khi bạn đứng hoặc ngồi cong lưng, được gọi là góc hậu môn trực tràng hay một đường gấp khúc để đặt áp lực lên trực tràng và giữ phân bên trong. Ở tuổi 50, khoảng một nửa số người lớn phải đối phó với ngứa, khó chịu và chảy máu ở hậu môn.

Đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn đã bị mắc bệnh trĩ. Các tĩnh mạch quanh hậu môn có xu hướng kéo dài dưới áp lực hoặc lồi, sưng lên.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này, một phần dựa vào thói quen đi tiêu đúng cách.

Phòng chống ung thư ruột

Tư thế đi tiêu đúng sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe đại tràng tốt nhất. Sự tích tụ phân bên trong đại tràng là nguyên nhân gây nên bệnh, bao gồm cả ung thư ruột.

Khi có sự tích tụ phân trong ruột, cơ thể chúng ta không thể hấp thụ được tất cả các chất dinh dưỡng từ thực phẩm mình ăn. Từ đó, cơ thể không thể có đủ năng lượng để hoạt động và làm việc.

Ngăn chặn tiểu khó
Ngăn chặn tiểu khó

Lưu lượng nước tiểu thường ra nhiều hơn và dễ dàng hơn khi phụ nữ ngồi xổm để đi tiểu. Bàng quang sẽ được làm trống hoàn toàn khi bạn ngồi xổm một góc 35 độ thay vì ngồi thẳng đứng hay ngồi ôm bụng trong tư thế co quắp người.

Ngồi xổm giúp giảm thiểu nhiễm trùng đường tiết niệu cả ở tần số lẫn mức độ.

Tốt cho sàn chậu

Một nghiên cứu năm 2008 của Kaiser Permanente được công bố trong tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy một phần ba số phụ nữ bị một hoặc nhiều rối loạn sàn chậu.

Ngoài ra, lão hóa, béo phì, và sinh con tăng khả năng trải qua những vấn đề này. Mặc dù rối loạn sàn chậu phổ biến hơn ở phụ nữ nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn nguy cơ này ở đàn ông.

Một mạng lưới các dây chằng, cơ bắp và các mô liên kết, các sàn chậu đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan vùng chậu, bao gồm bàng quang và trực tràng, tử cung và âm đạo.

Rối loạn sàn chậu, cũng được gọi là rối loạn chức năng sàn chậu, xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ khi cơ bắp và dây thần kinh trong khu vực này bị hư hại hoặc suy yếu, gây sa vùng chậu, có thể dẫn đến các triệu chứng như táo bóm hoặc đi tiểu không kiểm soát.

Lưu ý: Vì bồn cầu không thể thay đổi nên tốt nhất bạn hãy đặt một chiếc ghế nhỏ dưới chân mỗi khi đi tiêu. Không cần thiết đó là một chiếc ghế đúng chuẩn, bạn chỉ cần một chiếc ghế có thể đáp ứng được việc giữ đúng tư thế.

Theo Tiểu Nguyễn

Soha/Trí thức trẻ/Nguồn: Healthhacks, Squattypotty

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên