Địa phương có khu kinh tế cửa khẩu lớn nhất cả nước
Theo Báo cáo tình hình thành lập và phát triển Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 30 khu kinh tế cửa khẩu (KTCK).
- 27-10-2022Top 10 địa phương bứt phá lớn nhất trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân 15 năm qua
- 26-10-2022Vùng kinh tế vừa có số lượng sân bay vừa có số lượng cảng biển nhiều nhất cả nước
- 22-10-2022Vùng nào có nhiều sân bay nhất cả nước?
Trong đó, khu KTCK Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có quy mô lớn nhất cả nước. Theo Cổng thông tin điện tử TP. Móng Cái, khu KTCK Móng Cái có địa chính trị chiến lược, là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á.
Cùng với đó, khu KTCK Móng Cái có nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất, du lịch, thương mại và dịch vụ vận tải. Hơn nữa, khu KTCK Móng Cái là điểm hội tụ, cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố miền duyên hải phía Nam Trung Quốc, cũng như trong tiến trình hợp tác khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.
Hiện nay, khu KTCK Móng Cái có quy mô lớn nhất cả nước, diện tích đạt 1.211 km2, có quỹ đất đủ lớn để bố trí và phát triển các phân khu chức năng. Bên cạnh đó, khu KTCK Móng Cái là nơi duy nhất có lợi thế "Ven biên, ven biển", có cả đường biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, có cả cửa khẩu trên bộ (Cửa khẩu quốc tế Móng Cái) và cửa khẩu trên biển (cửa khẩu cảng Vạn Gia...).
Phát huy vị trí địa lý, lợi thế cạnh tranh, Móng Cái đã và đang tập trung phát huy những tiềm năm, lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, trở thành địa phương tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho tỉnh Quảng Ninh.
Trên thực tế, Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược về kinh tế với những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế so sánh cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Quảng Ninh là tỉnh ở điểm đầu khu vực hợp tác "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" Việt - Trung, trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; khu vực trung chuyển, giao lưu hàng hóa, khoa học công nghệ lớn giữa Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và Đông Nam Á.
Cùng với đó, việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo hành lang di chuyển thuận lợi, tạo uy tín với doanh nghiệp khi tìm hiểu cơ hội đầu tư vào địa bàn cũng được tỉnh quan tâm triển khai đồng bộ. Đến nay, Quảng Ninh đã có Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; có 176km đường cao tốc đi qua địa bàn, chiếm 16,8% tổng chiều dài đường cao tốc hiện có của cả nước.
Hiện Quảng Ninh có tổng diện tích KCN, KKT lớn nhất cả nước với 2 KKT ven biển, 3 KKT cửa khẩu, 16 KCN. Các KKT, KCN trên địa bàn tỉnh được kết nối với nhau bằng hệ thống hạ tầng giao thông xuyên suốt, tạo thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hóa.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, với sự góp sức từ các KKT ven biển, KKT cửa khẩu, KCN và sự nỗ lực của các lĩnh vực, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế tốt qua các năm. Cụ thể, tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh luôn đạt 2 con số và nằm trong top 10 tỉnh, thành có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước giai đoạn 2016-2021.
Tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh giai đoạn 2016-2021. Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Năm 2016, tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh đạt 10,17%, xếp thứ 9 cả nước. Đến năm 2021, tăng trưởng của tỉnh đạt 10,28%, xếp thứ 2 cả nước. Giai đoạn 2016-2021, tăng trưởng GRDP trung bình của Quảng Ninh đạt 10,8%, cao gấp đôi tăng trưởng trung bình của cả nước (5,4%).
Nhịp sống kinh tế