MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Địa phương nào có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất năm 2020? Đáp án không phải Bình Dương

Ảnh: Yến Dương / TRTWorld

Ảnh: Yến Dương / TRTWorld

Hà Nội đứng ngoài top 3 các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, ngang hàng với Đồng Nai và Đà Nẵng.

Theo kết quả công bố sơ bộ của Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê, năm 2020 tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gặp không ít khó khăn, thách thức do vừa phải chống dịch vừa phải đảm bảo phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù thu nhập của dân cư có giảm so với năm 2019 nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn giảm do Chính phủ thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. 

Tuy nhiên, mức sống vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng. Đây là vấn đề đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục quan tâm giải quyết.

Địa phương nào có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất năm 2020? Đáp án không phải Bình Dương - Ảnh 1.

Theo dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư

Theo báo cáo, TP.HCM có tỷ lệ hộ nghèo gần như bằng 0, thấp nhất cả nước, đạt mức 0%. Đứng thứ hai là Bình Dương với 0,1% và thứ ba là Đồng Nai với 0,3%. Hà Nội ngang hàng với Đồng Nai và Đà Nẵng với tỷ lệ 0,5%. Theo sau là các tỉnh Bắc Ninh, Hải Phòng, Tây Ninh và Bình Thuận.

Địa phương nào có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất năm 2020? Đáp án không phải Bình Dương - Ảnh 2.

Theo dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư

Có đến 8/10 các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước nằm ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là Điện Biên với 36,7%. 

Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều chung cả nước năm 2020 là 4,8%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều ở nông thôn là 7,1%, cao hơn nhiều ở khu vực thành thị là 1,1%. 

Địa phương nào có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất năm 2020? Đáp án không phải Bình Dương - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ dữ liệu Khảo sát mức sống dân cư

Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có Nhà kiên cố, 49.7 Nhà bán kiên cố, 45.9 Nhà thiếu kiên cố, 3.2 Nhà đơn sơ, 1.2 7 tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất (14,4%), tiếp đến là các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (11% và 6,5%). Vùng có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,3%).

Xét riêng về 10 chỉ số phản ánh mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản thì ba chỉ số có mức độ thiếu hụt cao nhất năm 2020 là bảo hiểm y tế, giáo dục người lớn và tiếp cận hộ xí hợp vệ sinh (mức độ thiếu hụt lần lượt là 18,9%, 11,4% và 6,0%). Trong 3 chỉ số này thì 2 chỉ số là bảo hiểm y tế và tiếp cận hố xí hợp vệ sinh có mức độ thiếu hụt có xu hướng giảm, riêng chỉ số giáo dục người lớn không có xu hướng giảm qua các năm trong giai đoạn 2016-2020.

Trong năm 2020, có 19,4% số hộ dân cư được hưởng lợi từ dự án/chính sách giảm nghèo. Trong đó, có 17,11% hộ được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, 0,95% hộ được miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo, 0,36% hộ được hưởng tín dụng ưu đãi cho người nghèo.

Hệ số GINI (theo thu nhập) của Việt Nam năm 2020 là 0,373, thấp hơn GINI giai đoạn 2014-2018 ở mức 0,4 nhưng vẫn ở mức bất bình đẳng trung bình. Mức độ bất bình đẳng ở nông thôn cao hơn thành thị. Hai vùng có tỷ lệ nghèo cao là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số GINI cao nhất, vùng có hệ số GINI thấp nhất là Đông Nam Bộ.


Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên