MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này

01-04-2020 - 21:45 PM | Sống

Những thứ có đủ sự kiên trì và khả năng chống lại đả kích sẽ có thể sống sót khi gặp phải biến động và bất định; Ngược lại những thứ yếu đuối, không đủ sự kiên trì và khả năng chống đả kích ắt sẽ gục ngã.

Bản chất của cuộc sống vốn là bất định. Từ đầu chí cuối luôn đầy ắp những vô thường. Dù là những sự cố khẩn cấp toàn cầu như sóng thần Đông Nam Á, khủng bố 11/9, khủng hoảng tài chính, bùng phát dịch bệnh covid-19… hay như hàng loạt các sự kiện bất định mà mỗi chúng ta gặp phải trong công việc, cuộc sống... đều là vô thường.

Nhưng đồng thời, bản tính của con người là theo đuổi những thứ mang tính xác định, chỉ có "xác định" mới khiến chúng ta cảm thấy an toàn, đây gần như là một kiểu khuynh hướng bẩm sinh.

Bởi vậy, nhà triết học Bertrand Russell từng nói: "Theo đuổi những thứ MANG TÍNH XÁC ĐỊNH vốn là bản tính của nhân loại, cũng là một thói quen xấu về tư duy".

Một ngày nào đó, khi bạn muốn đưa những đứa con của mình đi dã ngoại, chúng sẽ rất muốn biết chính xác ngày hôm đó trời mưa hay trời nằng. Nếu bạn không chắc chắn, chúng sẽ rất thất vọng vì bạn.

Và thế là bản chất "bất định" của cuộc đời cùng với bản tính theo đuổi những thứ "mang tính xác định" của con người tạo nên những nút thắt khó gỡ.

Bát sứ rơi xuống đất sẽ bị vỡ nhưng bát nhựa thì không; Có những cái cây bị gió bão quật ngã, nhưng cũng có những cái cây thì không.

Tại sao vậy?

Nguyên nhân là ở sự kiên trì, dẻo dai và khả năng chống lại đả kích của chúng là khác nhau.

Những thứ có đủ sự kiên trì và khả năng chống lại đả kích sẽ có thể sống sót khi gặp phải biến động và bất định; Ngược lại những thứ yếu đuối, không đủ sự kiên trì và khả năng chống đả kích ắt sẽ gục ngã.

Đạo lý này hoàn toàn đúng với nhân loại. Đối với con người mà nói, muốn có đủ sự kiên trì và khả năng chống lại đả kích, cần phải làm được 4 điều sau:

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này - Ảnh 1.

01

Đối ngoại: Có năng lực cạnh tranh nòng cốt

Trong thời đại bất định này, chúng ta không thể biết vị trí mà mình đang ngồi, ngành nghề mà mình đang làm sẽ bị đánh sập lúc nào, hoặc khi nào dịch bệnh bùng phát, chúng ta có nằm trong danh sách cắt giảm nhân lực hay giảm lương hay không?

Bởi vậy, đối ngoại bắt buộc phải có đủ khả năng chống lại đả kích, tức là năng lực cạnh tranh nòng cốt.

"Năng lực cạnh tranh nòng cốt" là một khái niệm chuyên dùng trong các doanh nghiệp, là năng lực giúp các công ty có được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Bất cứ giống loài nào cũng phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Đứng trên thị trường đó, mọi giống loài bắt buộc phải có năng lực cạnh tranh nòng cốt, thì mới có thể sống sót được khi gặp phải biến cố và bất định.

Vậy đối với từng cá nhân, năng lực cạnh tranh như thế nào mới được coi là năng lực cạnh tranh nòng cốt thực sự?

1. Năng lực cạnh tranh nòng cốt của bạn phải khiến khác hàng cảm thấy những giá trị chất lượng cao

Muốn có đủ năng lực chống lại đả kích khi gặp phải biến động và bất định tại nơi làm việc, thì bạn phải có thứ gì đó được thị trường cần, được khách hàng cần, như vậy, năng lực cạnh tranh mà bạn cho là nòng cốt mới là thực sự là năng lực cạnh tranh nòng cốt.

Ví dụ như năng lực giải quyết vấn đề.

Với khách hàng chúng ta luôn phải đối mặt và giải quyết hàng loạt các vấn đề. Nếu như thực sự có đủ năng lực giải quyết vấn đề, bạn sẽ luôn cung cấp được những giá trị chất lượng cao cho khách hàng một cách tự nhiên nhất.

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này - Ảnh 2.

2. Năng lực cạnh tranh nòng cốt phải khiến bạn có thể đi sâu vào những lĩnh vực khác nhau

Điểm này giống với năng lực có thể dịch chuyển, càng là những năng lực dịch chuyển ở mức độ thấp như khả năng tư duy càng dễ giúp bạn có thể dễ dàng dịch chuyển trong những lĩnh vực khác nhau, từ đó giúp bạn đi từ những lĩnh vực quen sang những lĩnh vực lạ.

3. Năng lực cạnh tranh nòng cốt của bạn phải rất khó mô phỏng, như vậy mới có thể hình thành một bờ đê bảo hộ vững chắc.

Khi hỏi về sức cạnh tranh nòng cốt của Xiaomi là gì, Lôi Quân đã trả lời rằng:

Một là, văn hóa fans của Xiaomi, tức là kết bạn với người dùng.

Hai là, tạo ra những sản phẩm tốt cảm động lòng người, giá thành hiền hậu.

Ba là, ba nội dung phối hợp bao gồm: phần cứng mô hình bán lẻ mới internet.

Bốn là, doanh nghiệp thương mại thực thể đầu tư, hoàn thiện tổ hợp sản phẩm bằng chuỗi sinh thái.

Tương tự như vậy, đối với cá nhân con người mà nói, nếu năng lực cạnh tranh nòng cốt chỉ là đơn nhất sẽ khá yếu đuối, bởi vậy năng lực cạnh tranh nòng cốt thực sự có hiệu quả phải là một tổ hợp.

Bởi chỉ có tổ hợp mới khó bị copy. Có thể người khác vượt bạn ở mặt này nhưng lại không thể copy toàn bộ ma trận sức cạnh tranh của bạn.

Bởi vậy, năng lực cạnh tranh nòng cốt cần phải được xây dựng trên một hệ thống sinh thái bao gồm năng lực, thiên bẩm, thái độ… là một hệ thống động thái ảnh hưởng lẫn nhau.

Trong đó:

Năng lực bao gồm tư duy, học tập, sáng tạo… Thái độ bao gồm nhiệt huyết và chủ nghĩa lâu dài… Thiên bẩm bao gồm trực giác nhạy bén và bản tính hiếu kỳ… Đó là những yếu tố cần thiết của năng lực cạnh tranh nòng cốt.

Một khi có đủ tổ hợp năng lực trên, nó sẽ giúp bạn hiên ngang sống sót trước hàng loạt các biến động và bất định trong cuộc đời. 

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này - Ảnh 3.

02

Đối nội: Có tinh thần ổn định, lạc quan và linh hoạt

Muốn có đủ sự kiên trì và năng lực chống lại đả kích khi gặp phải biến động và bất định bạn phải có một tinh thần đủ ổn định. Và nếu như muốn làm được tốt hơn còn phải cần có tinh thần lạc quan và linh hoạt. Bao gồm 6 góc độ:

Góc độ 1: Ổn định về cảm xúc

Khi gặp phải biến cố hoặc bất định tiêu cực, chúng ta thường có những phản ứng kịch liệt về cảm xúc. Mà cảm xúc bất định này sẽ khiến công việc và cuộc sống bị mất kiểm soát.

Nhiều người thường hay kêu ca rằng: kìm chế cảm xúc đâu phải chuyện dễ. Mỗi lần phát sinh vấn đề, tôi luôn tìm đủ mọi cách để kìm chế cảm xúc, không để nó nổ tung hoặc tụt dốc. Thế nhưng, chưa được mấy phút, chỉ cần gặp phải vấn đề gì đó, cảm xúc lại lên xuống thất thường.

Thực ra, đối với cảm xúc, thứ mà chúng ta cần làm là quan sát chứ không phải là kiểm soát. Quan sát nó giống như là quan sát một người khác rồi phán đoán nên tiếp nhận hay gạt bỏ nó.

Góc độ 2: Sống có quy luật

Môi trường bên ngoài càng hỗn loạn thì chúng ta càng cần phải trang bị cho mình một điểm tựa tinh thần vững chãi. Điểm tựa tinh thần ấy có thể dùng bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Chỉ cần có nó bạn sẽ cảm thấy an toàn. Đó chính là cuộc sống có quy luật.

Góc độ 3: Gia tăng điểm tựa

Nếu một mặt nào đó trong cuộc sống xảy ra sự cố thường khiến tinh thần của chúng ta bị bất ổn, từ đó ảnh hưởng tới các mặt khác trong cuộc sống. Nhưng thực tế là, chúng ta có quá nhiều mặt trong cuộc sống như: gia đình, người thân, bạn bè, vui chơi giải trí, phát triển sự nghiệp, sở thích… Nếu chúng ta chỉ tập trung vào một mặt nào đó thì vòng tròn cuộc sống sẽ bị thu hẹp, càng dễ bị đả kích đánh gục.

Nếu tình cảm là tất cả, khi bạn thất tình, bạn sẽ rất dễ bị sụp đổ.

Nếu công việc là tất cả, khi bạn thất nghiệp, bạn sẽ rất dễ bị sụp đổ.

Nếu gia đình là tất cả, khi sinh ly tử biệt, bạn có thể sẽ thực sự sụp đổ…

Ngược lại, nếu vòng tròn cuộc sống của bạn càng rộng, bạn sẽ càng dễ hồi phục. Bởi tất cả các điểm tựa của bạn không chỉ riêng một mặt nào đó, mà là tất cả các mặt trong cuộc sống. Bởi vậy, bạn phải luôn tìm cách gia tăng các điểm tựa khác nhau trong cuộc sống.

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này - Ảnh 4.

Góc độ 4: Trang bị hải đăng

Những người đột nhiên gặp sự cố giống như một con thuyền vốn đang di chuyển bình yên trong biển lớn đột nhiên bị sóng lớn tấn công và tạm thời bị mất thăng bằng.

Đợi khi sóng gió qua đi, bất chợt mất đi phương hướng, không biết phải đi đâu về đâu, một mình lênh đênh, bơ vơ trên biển rộng mênh mông. Nếu như, khi đó ở phía xa chợt xuất hiện một ngọn hải đăng sáng sẽ đồng nghĩa với việc tìm lại hướng đi của mình. "Ngọn hải đăng" đó chính là mục tiêu dài hạn của bạn.

Không chỉ phải có hải đăng, mà còn phải có quyết tâm nỗ lực. Dù rằng nỗ lực chưa được nhiều, nhưng quyết không được trì trệ. Khi bạn đã có đủ những thứ này, dù thuyền của bạn có nhỏ đến mấy cũng rất khó bị lật đổ trước biến cố và bất định.

Góc độ 5: Tâm thái lạc quan

Tâm thái lạc quan giúp bạn không phủ nhận mặt tiêu cực khi đối mặt với biến cố và bất định, nhìn về hướng tích cực nhiều hơn, nhận được nhiều năng lượng và hy vọng hơn.

Nhiều người nói lạc quan là bẩm sinh. Nhưng thực ra không phải vậy, lạc quan cũng có thể rèn luyện được. Bởi về bản chất, điểm khác biệt chủ chốt nhất giữa lạc quan và bi quan đó là cách giải thích khác nhau. Cùng là một sự việc, nhưng người lạc quan và người bị quan sẽ giải thích bằng những cách khác nhau.

Ví dụ, A và B đều bị công ty cho nghỉ việc:

A nói: "Tôi đích thị là một kẻ thất bại từ đầu đến cuối, không chỉ thất bại trong công việc, cuộc sống gia đình cũng rất thất bại".

B nói: "Chẳng qua chỉ là một lần trắc trở trên con đường phát triển sự nghiệp của mình mà thôi".

A nói: "Tôi không chỉ thất bại ở hiện tại, sau này cũng sẽ thất bại cả đời".

B nói: "Mặc dù hiện tại mình gặp chút trắc trở, nhưng sẽ ổn ngay thôi".

Đây chính là sự khác biệt lớn giữa người lạc quan và bi quan, cùng là một sự việc, nhưng lại có những cách giải thích hoàn toàn khác nhau.

A từ một biến cố trong công việc mà ảnh hưởng đến mọi việc khác trong cuộc đời, thậm chí kéo dài từ hiện tại đến hết đời.

B thì hoàn toàn ngược lại, đặt sức ảnh hưởng của chuyện bị mất việc vào trong một phạm vi nhỏ, chỉ ở hiện tại, và chỉ là một lần thất bại trên con đường sự nghiệp.

Đó chính là sự khác biệt giữa bi quan và lạc quan. Nếu như bạn có thể thay đổi cách giải thích mọi việc trước biến động và bất định, bạn sẽ trở thành người có tâm thái lạc quan và tích cực.

Góc độ 6: Suy nghĩ linh hoạt

Suy nghĩ linh hoạt giống như tính đàn hồi của một người. Chúng ta biết rằng, nhưng vật có tính đàn hồi tốt sẽ khó bị bẻ gẫy, ví dụ như dây chun. Còn những vật thiếu tính đàn hồi sẽ rất dễ bị bẻ gẫy. Con người cũng vậy.

Vậy, rốt cuộc là cái gì cản trở việc bạn có một suy nghĩ linh hoạt?

Trở ngại lớn nhất có lẽ là lối tư duy cứng nhắc "phải" và "nên".

Ví dụ, trong thời gian dịch bệnh, những người có tư duy cứng nhắc sẽ nghĩ rằng:

"Đáng lẽ ra lúc này mình nên cùng lũ bạn tụ tập ăn uống tưng bừng, vậy mà giờ phải loanh quanh ở nhà, bứt rứt, khó chịu quá"

"Mình sẽ đợi đến khi hết dịch, dù có thế nào cũng phải quẩy tưng bừng một trận".

Với lối tư duy cứng nhắc này bạn sẽ phát hiện ra rằng, nếu như cuộc sống không như kế hoạch đã định, bạn sẽ cảm thấy vô cùng u uất, hay thậm chí là sụp đổ.

Do vậy, lối tư duy này sẽ khiến bạn không cho mình có sự lựa chọn nào khác, mà chỉ quy định mình "nên" và "phải". Hai từ này đủ để hủy diệt tính linh hoạt trong suy nghĩ của bạn.

Vậy, làm thế nào để nâng cao tính linh hoạt trong suy nghĩ của bạn?

Bạn có thể bắt đầu từ việc chú ý đến ngôn từ của mình. Xem bạn nhắc đến bao nhiêu lần các cụm từ "mình phải" hoặc "mình nên". Khi bạn chú ý đến những ngôn từ đó, cũng chính là lúc bạn bắt đầu thay đổi. Hãy thử thay đổi những cụm từ đó bằng "tôi có thể"…Nếu có thể duy trì liên tục, dần dần suy nghĩ của bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn rất nhiều.

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này - Ảnh 5.

03

Duy trì dự phòng

Từng có người nói rằng: nếu muốn nghỉ việc, đầu tiên bạn phải chuẩn bị sẵn sàng tiền mặt đủ để bạn sống trong vòng nửa năm, hoặc ít nhất là 3 tháng". Tại sao vậy?

Lý do rất đơn giản, bạn cần phải duy trì một khoản dự phòng nhất định.

Đây cũng là lý do vì sao mà con người có 2 con mắt, 2 lá phổi, 2 quả thận. Kiểu dự phòng sao chép này là để ứng phó khi xảy ra các tình huống sự cố bất ngờ.

Cũng giống như vậy, chúng ta không chỉ lưu tài liệu quan trọng vào trong máy tính, mà còn phải sao chép lưu trữ trên các "đám mây". Các công trình xây dựng công cộng lớn không chỉ lắp thang máy, mà nhất định còn có thang bộ. Không những có cửa thoát hiểm mà nhất định còn phải có nhiều cửa thoát hiểm.

Xét từ góc độ đầu tư và an toàn tài sản, duy trì dự phòng đồng nghĩa với việc bạn có đủ tiền mặt, dù tiền mặt không thể mang lại lợi ích, nhưng sẽ giúp bạn vượt qua nguy cơ.

Giống như Warren Buffett trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ tiền mặt trong tài khoản công ty của ông là 60 tỷ đô la Mỹ, chiếm một nửa tài sản ròng của công ty.

Gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19, nhiều ngành nghề và công ty rơi vào cảnh "gián đoạn dòng tiền mặt". Điều này có liên quan mật thiết với việc thiếu dự phòng tiền mặt.

Bởi bình thường chưa từng nghĩ tới việc phát sinh các "sự kiện thiên nga đen" (chỉ những sự kiện không thể sự đoán, có ảnh hưởng nghiêm trọng và có thể giải thích được sau khi xảy ra). Nên không duy trì dự phòng, khi nguy cơn ập đến, dòng tiền mặt sẽ nhanh chóng bị gián đoạn.

Mặc dù, đứng trên góc độ kinh tế, dự phòng gần như là xấu bởi nó đồng nghĩa với việc tài nguyên nhà rỗi và hiệu suất thấp.

Nhưng thế giới hiện thực lại không quan tâm tới những điều đó. Trong thế giới hiện thực, thường không ngừng phát sinh hàng loạt các sự kiện như "thiên nga đen". Do vậy, chỉ khi duy trì dự phòng mới giúp bạn sống "DAI" hơn và đầy mãnh lực hơn.

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này - Ảnh 6.

04

Giả thiết sinh tồn cực đoan

Thế nào là giả thiết sinh tồn cực đoan? Là chỉ bạn sẽ sinh tồn như thế nào khi phát sinh các tình huống cực đoan?

Ngày 15 tháng 5 năm 2019, bộ thương mại Hoa Kỳ đưa ra tuyên bố liệt công ty HuaWei vào "danh sách thực thể" quản chế.

Trước đó năm 2018 ZTE cũng đã từng phải chịu chế tài của Mỹ, phải chi trả một khoản bồi thường lớn và chịu quản chế. Lần này Mỹ áp dụng chế tài đối với HuaWei, khiến ai cũng hết sức căng thẳng, lo lắng HuaWei sẽ phải chịu đả kích nghiêm trọng.

Nhưng thật bất ngờ, không lâu sau đó, HuaWei tuyên bố "thay đổi", tiếp tục sinh tồn mà không giẫm lên vết xe đổ của ZTE.

Tại sao vậy? Có một nguyên nhân rất quan trọng đó chính là "giả thiết sinh tồn cực đoan" của HuaWei.

Nhiều năm trước đó, HuaWei sớm đã chuẩn bị, họ giả thiết sẽ xảy ra tình huống cực đoan rằng: "Nếu một ngày nào đó, HuaWei không còn có được tất cả các công nghệ và con chip tiên tiến của Mỹ thì phải làm sao?".

Nhằm vào giả thiết đó, HuaWei bắt đầu tự lập về công nghệ, tự nghiên cứu các con chip và hệ thống thao tác. Năm 2004, còn thành lập công ty chip riêng trong mùa vắng khách. Chính vì dựa vào giả thiết sinh tồn cực đoan đó mà HuaWei thực sự vượt qua được sự kiện thiên nga đen.

Thực ra giả thiết sinh tồn cực đoan đối với cá nhân mà nói cũng giống như doanh nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể tự đưa ra cho mình những giả thiết sinh tồn cực đoan. Ví dụ như:

Nếu công ty đột nhiên cắt giảm nhân lực, bạn phải làm như thế nào?

Nếu như 90% quỹ tiền của bạn đều nằm trên thị trường chứng khoán, đột nhiên xuất hiện khủng hoảng tài chính, bạn phải làm như thế nào?

Nếu như người bạn đời đột nhiên quyết định rời xa bạn, bạn phải làm như thế nào?

Sức khỏe của người trụ cột trong gia đình đột nhiên có vấn đề, bạn phải làm như thế nào?

Công ty khởi nghiệp mà bạn đang gây dựng đột nhiên gián đoạn nguồn vốn, bạn phải làm như thế nào?

Tôi tin rằng, khi được hỏi những câu hỏi này, không ít người toát mồ hôi lạnh sau sống lưng, bởi họ phát hiện ra rằng, bản thân họ vốn không có câu trả lời.

Giả thiết sinh tồn cực đoan nghe có vẻ tàn khốc, nhưng dần dần, nếu như có sự tư duy và chuẩn bị trước bạn sẽ tìm thấy câu trả lời, tìm ra cách để giảm thiểu ảnh hưởng của những sự kiện cực đoan. Đó chính là tác dụng phụ của giả thiết sinh tồn cực đoan. Nó giúp bạn có suy nghĩ sớm hơn và có sự chuẩn bị sớm hơn.

Bản chất của cuộc đời vốn là bất định, vô thường, mà bản tính của con người lại là theo đuổi những gì "chắc chắn, mang tính xác định". Do vậy, chúng ta cần phải tìm ra những con đường và phương pháp giúp chúng ta sống tốt hơn trong thế giới bất định và vô thường này.

Đối ngoại phải có năng lực cạnh tranh nòng cốt. Đối nội phải có tinh thần ổn định, lạc quan và linh hoạt. Duy trì dự phòng và giả thiết sinh tồn cực đoan. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống chỉ có sự kiên trì và khả năng chống lại đả kích là chưa đủ, chúng ta còn phải học cách làm thế nào để có được lợi ích từ trong bất định. Mong rằng chúng ta luôn dẻo dai và lạc quan trước bất định và vô thường!

Dịch bệnh, thiên tai, cắt giảm nhân lực và tiền lương: 4 quy luật thép giúp bạn sống tốt hơn trong thế giới bất định này - Ảnh 7.

Theo Ngọc Thủy

Trí thức trẻ

Trở lên trên