Điểm chung này của thảm họa Fukushima, thương chiến Mỹ - Trung và Covid-19 sẽ cho thấy kinh tế toàn cầu có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng như thế nào
Các chuỗi cung ứng này cũng giống như hệ thống tuần hoàn hoặc thần kinh của nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động sản xuất các mặt hàng, từ ô tô đến điện thoại thông minh - từ thực phẩm chế biến và đồ uống cho đến thuốc thiết yếu, và từ dịch vụ tài chính đến công nghệ - nếu bị gián đoạn, hoàn toàn có thể làm kinh tế thế giới yếu đi hay tệ hơn là "chết lâm sàng".
- 22-02-2020CEO Vietravel: Nếu không tập trung giải quyết vấn đề tâm lý trước thì kích cầu du lịch cũng khó hiệu quả!
- 22-02-2020Chuỗi nhà hàng Nhật Mos Burger vào Việt Nam, dự định mở 10 cửa hàng trong 3 năm
- 22-02-2020Trì hoãn các lô hàng ở Việt Nam tới 2 tuần, coronavirus đang đe dọa Uniqlo
Khi coronavirus lây lan trên diện rộng, tình trạng bất ổn kinh tế cũng đồng thời ảnh hưởng đến toàn cầu, thông qua chuỗi cung ứng của vô số các công ty sản xuất và dịch vụ.
Các chuỗi cung ứng này cũng giống như hệ thống tuần hoàn hoặc thần kinh của nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động sản xuất các mặt hàng, từ ô tô đến điện thoại thông minh - từ thực phẩm chế biến và đồ uống cho đến thuốc thiết yếu, và từ dịch vụ tài chính đến công nghệ - nếu bị gián đoạn, hoàn toàn có thể làm kinh tế thế giới yếu đi hay tệ hơn là "chết lâm sàng".
Châu Á - đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á - đã trở thành tâm điểm của chuỗi cung ứng khi họ nổi lên như xưởng sản xuất, lắp ráp của thế giới. Các quốc gia như Ấn Độ và Bangladesh là những cái tên tham gia tương đối muộn, tuy nhiên vẫn là những ngừoi chơi quan trọng.
Theo Changyong Rhee, Giám đốc bộ phận châu Á và Thái Bình Dương tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thế hệ đầu tiên của chuỗi cung ứng, liên quan đến một số nhà sản xuất lớn nhất thế giới, như Apple, đã lắp ráp điện thoại thông minh ở Trung Quốc. Các nhà sản xuất xe hơi từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu cũng đã làm như vậy.
Mạng lưới cung ứng và các chuỗi giá trị khổng lồ và phức tạp đã mở rộng, khi các nhà sản xuất hàng may mặc, điện tử và xe hơi bắt đầu đa dạng hóa ra ngoài Trung Quốc sang Việt Nam và Bangladesh, kể cả các nhà sản xuất Trung Quốc cũng vậy.
Bên cạnh đó, các công ty toàn cầu còn khai thác các kỹ năng về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo hoặc các công nghệ khác của các quốc gia gia công phần mềm. Điều này đã làm tăng giá trị nhưng cũng là lỗ hổng của chuỗi.
Coronavirus đã làm đảo lộn các chuỗi này, không chỉ ở Hồ Bắc, trung tâm sản xuất xe hơi. Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như Nissan đã buộc phải tạm dừng sản xuất tại ít nhất một nhà máy tại Nhật Bản trong khi Foxconn gần như không thể tái sản xuất sau Tết Nguyên đán.
"Đây không phải là một vấn đề nhất thời". Haruhiko Kuroda, Nguyên chủ tịch của Ngân hàng Phát triển châu Á, là một trong những người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo về những gián đoạn như vậy gần một thập kỷ trước, và các mối đe dọa vẫn tiếp tục gia tăng.
Ngay sau trận động đất, thảm họa sóng thần và nổ lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, Kuroda đã lo lắng về tác động của thảm họa đối với chuỗi cung ứng châu Á và toàn cầu. Nỗi sợ hãi của ông đã được chứng minh khi việc sản xuất các thành phần và nguyên liệu quan trọng của Nhật Bản bị chậm lại hoặc dừng lại.
Sau đó là sự xuất hiện của hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (Sars) vào năm 2003. Như giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva lưu ý, nền kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ đã có ý nghĩa quan trọng hơn: 8% nền kinh tế thế giới. Bây giờ con số đó đã nâng lên 19%.
Cô cũng nhận thấy rằng sự gián đoạn của một vụ dịch coronavirus có nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng lan sang các quốc gia khác. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới vào đầu những năm 2000 còn tăng trưởng rất mạnh, trong khi ngày nay, chúng ta đang dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ khá khiêm tốn.
Các dịch bệnh, hoặc các thảm họa tự nhiên như ở Fukushima, sẽ tiếp tục xảy ra và không thể tránh khỏi. Các thảm họa do con người gây ra ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cũng đang gia tăng và đây là lúc các quốc gia cần nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chúng.
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Trung Quốc có thể được coi là một dạng "thảm họa" đó, thậm chí còn gây xáo trộn hơn đối với chuỗi cung ứng so với dịch bệnh hoặc thiên tai, bởi vì nó dường như đã kích động các nỗ lực nhằm xóa bỏ các chuỗi phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ngoài ra, việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ gây ra sự gián đoạn lớn hơn nhiều trong quá trình chế biến hàng hóa sản xuất ở châu Âu-Anh. Chi phí của những sự bất ổn này có khả năng cao sẽ được phản ánh trong chính giá cả của sản phẩm.