Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, cách tính bảo hiểm sẽ thay đổi như thế nào?
Một trong những nội dung mà người lao động quan tâm nhất khi điều chỉnh tuổi hưu là liệu điều kiện về số năm đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu tối đa sẽ được điều chỉnh tăng hay giữ nguyên như hiện nay?
- 25-11-2019Tuổi nghỉ hưu nam 62, nữ 60 vào năm 2035 là cao hay thấp so với thế giới?
- 21-11-2019Infographics: Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu
- 20-11-2019Phương án tăng tuổi nghỉ hưu được "chốt" thế nào?
Quốc hội vừa thông qua Bộ Luật lao động sửa đổi, trong đó quy định, từ 1-1-2021 thì tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh tăng theo lộ trình: Mỗi năm tuổi nghỉ hưu của lao động nữ sẽ được tăng thêm 4 tháng, đến khi tuổi nghỉ hưu đạt 60 tuổi; 3 tháng đối với lao động nam đến khi tuổi nghỉ hưu đạt 62 tuổi.
Theo lộ trình này, lao động nam sẽ nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và lao động nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Trả lời vướng mắc liệu việc điều chỉnh tuổi hưu có kéo theo sự thay đổi về số năm đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu tối đa hay không, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) Nguyễn Duy Cường cho hay, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về việc điều chỉnh thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.
Theo quy định hiện hành thì tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%, đối với những người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài, vượt quá thời gian tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài mức lương hưu còn được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội vượt quá. Mức trợ cấp một lần được tính mỗi năm đóng vượt được hưởng 1/2 mức bình bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Để đạt mức lương tối đa 75% thì người lao động phải đáp ứng đủ điều kiện về tuổi hưu và số năm đóng bảo hiểm xã hội (hiện nay số năm đóng bảo hiểm đủ để hưởng mức lương hưu tối đa là 30 năm đối với lao động nữ và 35 năm đối với lao động nam).
An ninh thủ đô