MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điều chuyển hơn 7.300 tỉ đồng vốn đầu tư công để đẩy nhanh giải ngân

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024 theo tờ trình của Chính phủ

Chiều 8-10, tiếp tục Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét, quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024.

Điều chuyển hơn 7.300 tỉ đồng vốn đầu tư công để đẩy nhanh giải ngân- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương trình bày báo cáo

  • DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM 2024 - PHIÊN THỨ BA: Tháo điểm nghẽn giải ngân đầu tư công: Thay đổi cách làm

Theo tờ trình do Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương trình bày tại phiên họp, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024, tổng số vốn là 8.446,8 tỉ đồng.

Trong đó bao gồm 7.313,5 tỉ đồng vốn trong nước điều chỉnh giảm của 20 bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bổ sung tương ứng cho 12 bộ, cơ quan trung ương và địa phương; 1.133,3 tỉ đồng vốn nước ngoài điều chỉnh giảm của 4 bộ, địa phương để bổ sung tương ứng cho Bộ Y tế và 13 địa phương.

Số vốn giảm này bao gồm số đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhưng các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ cho các dự án, do dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định và số vốn đã phân bổ chi tiết nhưng các bộ, cơ quan, địa phương không có nhu cầu sử dụng trong năm 2024 và đề xuất trả lại vốn.

Qua thẩm tra, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá việc điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư công năm 2024 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để điều chỉnh bổ sung cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các dự án có khả năng giải ngân nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành dự án đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội.

Việc điều chỉnh, bổ sung này không làm thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định, vì vậy thuộc thẩm quyền của UBTVQH theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát danh mục điều chỉnh, bổ sung; trong đó việc bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024, phải đảm bảo một số điều kiện: chỉ bổ sung cho dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; đã đủ thủ tục đầu tư, có khả năng hấp thụ, giải ngân vốn trong năm 2024.

Tổng mức vốn sau khi được bổ sung của các nhiệm vụ, dự án không vượt quá số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương đã được giao cho các nhiệm vụ, dự án.

Sau khi xem xét, cho ý kiến, 100% ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có mặt tại phiên họp đã nhất trí với nội dung Chính phủ trình.

Cần rút kinh nghiệm

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải lưu ý Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương, cần rút kinh nghiệm để bố trí vốn phù hợp với tiến độ thực hiện, khả năng giải ngân của các nhiệm vụ, dự án, hạn chế việc phải điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đã giao. Đồng thời có giải pháp quyết liệt để phân bổ số vốn còn lại chưa phân bổ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư; quản lý, sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí.

Theo Văn Duẩn

Người Lao động

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên