Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn đeo tai nghe quá lâu?
Việc quá lạm dụng chiếc tai nghe thường xuyên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của bạn. Vì vậy, bạn hãy sửa thói quen xấu này ngay từ bây giờ nhé!
- 29-12-2020Khi bạn khóc, nước mắt sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm căng thẳng và giải phóng độc tố: Đừng "dại" kìm nén thứ cảm xúc "rất đỗi con người" ấy
- 29-12-2020Người mắc bệnh này có nguy cơ đột quỵ rất cao: Nếu không biết hoặc chủ quan, có thể nguy hiểm tính mạng
- 29-12-2020Vì sao nên ăn lá lốt vào mùa đông, nhất là những ngày rét đậm rét hại?
Các bác sĩ thường khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 60-60 để sử dụng chiếc tai nghe an toàn. Đó là bật tai nghe ở âm lượng khoảng 60% và nghe trong 60 phút. Nếu phá vỡ quy tắc này, chúng ta có thể gặp phải cảm giác quay cuồng, buồn nôn, thậm chí bị rối loạn giấc ngủ. Đây cũng chỉ là một số tác động mà tai nghe có thể gây ra đối với cơ thể nếu chúng ta sử dụng chúng quá lâu và thường xuyên.
Dưới đây mới là những vấn đề điển hình mà bạn có thể gặp phải nếu đeo tai nghe suốt cả ngày.
1. Bị đau đầu
Những người đeo tai nghe quá lâu sẽ khiến đầu họ phải chịu áp lực suốt thời gian đó. Điều này làm da đầu và đôi tai bị nén lại, từ đó gây ra hiện tượng đau đầu. Đeo tai nghe cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu nếu bạn có tiền sử mắc phải bệnh này.
2. Bị suy giảm thính lực
Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi không thể nghe được âm thanh nói chuyện bình thường, thậm chí, họ còn dễ bỏ qua những thông tin mà người đối diện đang muốn truyền tải. Mỗi người đều có 15.000 tế bào thính giác khi sinh ra, nhưng một khi chúng mất đi, nó sẽ không thể phục hồi được. Việc sử dụng tai nghe thường xuyên chính là nguyên nhân gây suy giảm thính lực điển hình.
3. Bị tắc ráy tai
Ráy tai tích tụ lâu ngày sẽ không thể tự loại bỏ ra ngoài. Do đó, tai của bạn có thể bị tắc nghẽn, lâu ngày dễ dẫn đến nhiễm trùng tai. Hơn nữa, tai nghe hoạt động giống như tăm bông và có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn trong ống tai, từ đó dẫn đến tình trạng đau tai, chóng mặt.
4. Bị chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng
Chóng mặt là một cảm giác quay cuồng khi mất thăng bằng, nó thường đi kèm với tình trạng buồn nôn và chóng mặt. Điều này xảy ra khi tai của chúng ta bị tắc nghẽn bởi tai nghe cách âm. Yếu tố khác có thể gây ra cảm giác quay cuồng là nghe nhạc ở âm lượng cao nhất. Khi đưa tai nghe vào tai, chúng ta sẽ kích thích dây thần kinh tai trong và tạo ra áp lực không tự nhiên bên trong nó.
5. Bị ù tai, nghe thấy những âm thanh không rõ ràng
Nếu bạn sử dụng tai nghe thường xuyên, bạn có thể gặp phải cảm giác ù tai khó chịu. Thỉnh thoảng, bạn còn nghe thấy tiếng chuông, tiếng lách cách, vo ve, rít, hoặc gầm rú trong tai, ngay cả khi bạn hoàn toàn im lặng và đang nằm trên giường. Các nhà khoa học cho rằng cảm giác này không có cách chữa trị, nhưng nó có thể dễ dàng được ngăn chặn bằng cách giảm thời gian sử dụng tai nghe và giảm âm lượng trong nút tai của bạn.
6. Gặp các vấn đề về da và mụn trứng cá
Theo các chuyên gia y tế, những người thường xuyên bật âm lượng tai nghe quá lớn, nhất là khi họ làm việc ra nhiều mồ hôi thì vô tình đang tạo điều kiện cho hàng ngàn vi khuẩn sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến mụn trứng cá và dễ gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng nút tai nghe, dầu thừa từ bên trong tai của bạn có thể bắt đầu tích tụ, tạo ra một mảnh đất tuyệt vời cho vi khuẩn gây ra mụn ở tai.
Nguồn và ảnh: Brightside, Hopkinsmedicine, Earworx
Pháp luật và Bạn đọc