MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đìu hiu đến khó tin, Singapore không còn là thiên đường mua sắm

28-05-2016 - 09:44 AM | Tài chính quốc tế

Những gian hàng trống hoác trên khu phố mua sắm bậc nhất Singapore đã trở thành một hiện tượng phổ biến.

Theo Colliers International, nếu nền kinh tế cứ thổi mãi những cơn gió ngược và người tiêu dùng tiếp tục cắt giảm chi tiêu, số lượng gian hàng tại Singapore sẽ còn giảm tiếp 5% trong năm nay.

Orchard Road – khu vực trung tâm Singapore được biết đến là thiên đường đối với những vị khách du lịch nghiện mua sắm trong các trung tâm thương mại và cửa hàng đồ Nhật như Takashimaya. Nhưng số lượng gian hàng trống không có ai thuê tại Orchard Road đã tăng lên mức cao nhất 5 năm.

Cảnh tượng đìu hiu tại các trung tâm thương mại trở nên phổ biến ở khắp Singapore từ năm 2009. Năm nay số lượng gian hàng trống đạt đến đỉnh điểm.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tốc độ phát triển ì ạch cùng với nhu cầu tiêu dùng hạn chế của khách hàng, phía môi giới cho thuê hơn hết dự đoán chủ cửa hàng thu nhỏ quy mô và cuối cùng là đóng cửa. Hoạt động cho thuê giảm mạnh kể từ đỉnh năm 2014. Mặc dù đã cắt giảm quy mô nhưng điều đó vẫn không đủ để cứu vãn các thương hiệu ở lại.

5 lý do sau đây sẽ giải thích tại sao Singapore không thể mơ tưởng về một thiên đường mua sắm sẽ quay trở lại quốc đảo nhỏ bé này.

Sức mạnh công nghệ trỗi dậy

Singapore là một trong những nơi bán thiết bị công nghệ lớn nhất Châu Á. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền tảng mua sắm trên mạng, khách hàng đang dần chuyển sang Hong Kong và Malaysia.

“Hoạt động bán lẻ đang thay đổi do sự xuất hiện của thương mại điện tử. Do đó các trung tâm mua sắm cũng phải thay đổi địa điểm để bắt kịp xu hướng trong tương lai.” John Lim – CEO ARA Asset Management hiện sở hữu nhiều trung tâm mua sắm tại Singapore, Hongkong và Malaysia nhận định. Các trung tâm mua sắm sẽ cần phải cơ cấu lại, tập trung nhiều hơn vào mảng thực phẩm - giải khát, giải trí, dịch vụ và ngân hàng, cắt giảm mảng thời trang và hàng tiêu dùng.

Cuộc tháo chạy của những ông chủ cửa hàng bán lẻ

Một vài gã bán lẻ lớn nhất đang tháo chạy. Al-Futtaim Group – nhà phân phối của một loạt thương hiệu đình đám như Mark & Spencer, Zara đang có dự định đóng cửa ít nhất 10 cửa hàng tại Singapre trong năm nay trong khi tập đoàn này mở rộng cánh tay ra những thị trường giá rẻ như Malaysia và Indonesia. Hãng New Look của Anh và chuỗi đồ nam của Pháp Ceilo dự kiến đóng cửa hàng vào nửa cuối năm 2016. Đơn vị môi giới nhà đất Cushman & Wakefield cho biết, nhiều hãng khách cũng hùa theo trào lưu này.

Đại diện nhãn New Look trao đổi với Bloomberg cho biết: “Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi quyết định Singapore không có tiềm năng để đứng trong hàng ngũ những thị trường trọng tâm của chúng tôi.” Cửa hàng cuối cùng của hãng này tại Singapore sẽ đóng cửa vào ngày 30/6.

Cơn gió ngược đến từ nền kinh tế

Cũng giống như Hongkong, Singapore đang phải hứng chịu hậu quả từ nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và ngày càng ít khách du lịch hào phóng. Những vị khách từ Trung Quốc đại lục không còn chi tiêu nhiều như trước.

“Khách du lịch Trung Quốc đến Singapore chuyển sang tìm kiếm những trải nghiệm mới hơn là hàng hóa.” Christine Li – giám đốc nghiên cứu của Cushman & Wakefield Singapore chia sẻ. “Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, nơi mà ai cũng có thể tìm thấy cùng một thương hiệu ở khắp mọi nơi, sự khác biệt trở thành nguyên liệu then chốt để thành công trong ngành bán lẻ, nhưng tiếc thay Singapore không sở hữu chìa khóa đó.”

Hoạt động tiêu dùng trong nước tiếp tục kìm hãm sự phát triển. Tháng 3 là tháng thứ 17 giá tiêu dùng tại Singapore giảm liên tiếp – chuỗi suy giảm dài nhất lịch sử. Điều đó cho thấy giá dầu giảm và nền kinh tế yếu đang đè nặng lên túi tiền của người tiêu dùng.

Theo Colliers International, nếu nền kinh tế cứ thổi mãi cơn gió ngược và người tiêu dùng tiếp tục cắt giảm chi tiêu không thiết yếu trong bối cảnh rủi ro thất nghiệp tăng cao, hoạt động cho thuê gian hàng tại các trung tâm thương mại sẽ giảm khoảng 5% trong năm nay.

Cung tăng

Quỹ đất cho thuê tại các trung tâm thương mại gia tăng sẽ tạo áp lực cho cán cân cung cầu, tạo thêm nhiều gian hàng trống không cho quốc đảo. Theo số liệu từ Cushman & Wakefield, Singapore sẽ tăng thêm gần 4 triệu phút vuông diện tích buôn bán trong vòng 3 năm tới.

Anh Sa

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên