Do Ventures: Vốn đổ vào startup công nghệ giảm 22% nửa đầu năm 2020 nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hàng đầu của các quỹ mạo hiểm trong 12 tháng tới
Các quỹ được khảo sát cho biết đang tìm cách đầu tư vào 117 - 200 thương vụ trong 12 tháng tới. Gần 80% quỹ đã lên kế hoạch triển khai 1-5 thương vụ.
- 02-10-2020Do Ventures của Shark Dzung và Lê Hoàng Uyên Vy công bố thương vụ đầu tư đầu tiên trị giá hơn 20 tỷ đồng vào F99
- 08-09-2020Shark Dzung và Lê Hoàng Uyên Vy rời công ty cũ, đồng sáng lập Do Ventures quy mô 50 triệu USD hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
- 03-04-2020Quỹ tăng tốc khởi nghiệp do FPT Ventures và Dragon Capital sáng lập vừa rót vốn cho 3 Startup trong bão Covid19
Do Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm do cựu CEO CyberAgent Nguyễn Mạnh Dũng (Shark Dzung), và Lê Hoàng Uyên Vy, cựu partner của quỹ ESP Capital đồng sáng lập, vừa cho ra mắt báo cáo triển vọng các startup công nghệ tại Việt Nam.
Nửa đầu năm 2020 giá trị rót vốn vào startup công nghệ Việt giảm 22% cùng kỳ 2019
Theo số liệu trong báo cáo, năm 2019 là một năm rực rỡ của các startup công nghệ Việt khi huy động được 861 triệu USD (tăng 92% so với năm trước đó) với 123 thương vụ thành công, gấp đôi số thương vụ của năm 2018. Các công ty huy động được vốn lớn đa phần là các công ty đã có tên tuổi như Tiki, VNPay và Sendo.
Dòng vốn đầu tư vào các startup công nghệ trước và sau Covid-19 (nguồn: Do Ventures)
Thị trường Việt Nam đã ghi nhận 7 giao dịch trị giá trên 50 triệu USD (với tổng giá trị 692 triệu USD) kể từ năm 2018, điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trên thị trường và họ tập trung đặt cược vào các tài sản mà họ cho là giá trị nhất.
Các thương vụ huy động vốn thành công trong năm 2019: 300 triệu USD rót vào lĩnh vực thanh toán (payment), 196 triệu USD vào bán lẻ, 58 triệu USD vào logistics, 40 triệu USD vào các dịch vụ tài chính, 60 triệu USD vào các dịch vụ chuyển đổi số kinh doanh
Trong khi đó, số lượng giao dịch giai đoạn đầu (early – stage) dưới 5 triệu USD trong năm 2019 lat 98 thương vụ, gần như gấp đôi vào năm 2018. Do Ventures cho rằng các giao dịch vào các công ty startup ở giai đoạn đầu sẽ tăng trong thời gian tới.
Thoái vốn: Báo cáo cho thấy năm 2019 bùng nổ về thương vụ thoái vốn (15 thương vụ) nhưng lại thiếu các giao dịch bán ra ngoài (như trường hợp Yeah1 IPO năm 2018). Các giao dịch bán thứ cấp cũng giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020 trong khi quy mô giao dịch trung bình có sự gia tăng đáng kể.
Nửa đầu năm 2020, do ảnh hưởng bởi Covid-19, số vốn rót vào các startup công nghệ tại Việt Nam đạt 222 triệu USD, giảm 22% cùng kỳ năm trước. Con số giảm là không thể tránh được do ảnh hưởng của Covid đến hoạt động đầu tư, đặc biệt là về việc việc hạn chế đi lại và sự bất ổn của tình hình tài chính thế giới.
Việt Nam vẫn là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư mạo hiểm
Tuy nhiên, báo cáo cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư VC trong và ngoài nước về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất cao. Theo dữ liệu khảo sát với 50 quỹ đầu tư lớn trong khu vực, Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến đầu tư hàng đầu trong 12 tháng tới, tiếp theo là Indonesia. Các quỹ được khảo sát cho biết đang tìm cách đầu tư vào 117 - 200 thương vụ trong 12 tháng tới. Gần 80% quỹ đã lên kế hoạch triển khai 1-5 thương vụ.
Việt Nam là điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư mạo hiểm trong 12 tháng tới
Lý do chính khi các nhà đầu tư muốn rót vốn vào startup Việt Nam
Trong năm tới, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào ba ngành hàng đầu tại Việt Nam: Giáo dục, Chăm sóc sức khỏe và Dịch vụ Tài chính do sự dịch chuyển hành vi tiêu dùng trong và sau giai đoạn COVID-19.
Các quỹ đầu tư vào startup Việt Nam phân loại theo quốc gia
Các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào Việt