Đoạn, Trí, Bi: Bí quyết an nhàn, vương giả ở tuổi trung niên
Cảm nhận trọn vẹn mỗi ngày, quan tâm hơn tới quá trình, bớt chăm chăm vào kết quả, luôn lương thiện, từ bi khi đối nhân xử thế. Chỉ có như vậy, tâm của chúng ta mới nở ra một đóa hoa, cuộc đời của chúng ta mới ngập tràn ánh nắng và sự rực rỡ.
- 20-11-20203 bài học từ "biểu tượng của sa mạc" sẽ giúp bạn xây dựng doanh nghiệp thành công: Điều đầu tiên là yếu tố không thể thiếu để phát triển vững chắc
- 19-11-20208 thói quen "nhất định phải bỏ" trước khi đi ngủ để không tự hại sức khỏe: Ai đủ cả thì đừng hỏi vì sao căng thẳng, mệt mỏi
- 19-11-2020Ăn quả lựu có tác dụng phòng ung thư tuyến tiền liệt? Đây là câu trả lời bất ngờ từ bác sĩ chuyên khoa
Có một người đàn ông, vào cuối năm 2015, một thân một mình, không mang theo một đồng tiền, cả đường hóa duyên xin ăn, mất 81 ngày, ông bộ hành được 2000km, từ Ngũ Đài sơn tới Nga Mi sơn.
Người đàn ông ấy tên Quỷ Cước Thất.
Trước khi hành tẩu xuất gia, Quỷ Cước Thất có tất cả, sự nghiệp thành công, gia đình viên mãn, tài sản tiền tỷ, và còn là quản lý cấp cao trong tập đoàn Alibaba nổi tiếng của Trung Quốc.
Rất nhiều người hoài nghi, vì sao anh lại "nghĩ không thông" muốn xuất gia như vậy?
Câu trả lời của Quỷ Cước Thất chính là, vì tinh thần trống rỗng, vì vậy quyết định buông bỏ tất cả mọi thứ để tu hành, để tìm lại nội tâm, tìm lại chân lý cuộc đời.
Hơn 1600 ngày đêm trải nghiệm, suy ngẫm, cảm ngộ đã khiến Quỷ Cước Thất nghĩ thông. Rất nhiều câu hỏi khó trong cuộc sống cũng đều đã có được đáp án.
Sau khi hành tẩu quay về, Quỷ Cước Thất đã dùng những câu chữ để viết lại những cảm ngộ trên con đường tu hành của mình, rồi xuất bản ra một cuốn sách mang tên "Đời người, đâu đâu cũng là tu hành".
"Đời người, đâu đâu cũng là tu hành", cuốn sách này nó giống như một "người thầy cuộc đời" vậy, nó ghi chép lại những trải nghiệm, tư tưởng, cảm ngộ của Quỷ Cước Thất và cả cái cách mà anh buông bỏ được những phiền não, thoát ra khỏi sự giới hạn về tư duy, tìm thấy một góc độ khác để nhìn nhận những khó khăn và khát khao của cuộc đời, từ đó hấp thu những nguồn năng lượng tích cực, làm dày thêm trí tuệ, cuối cùng dựa vào sức mạnh nội tâm để sống ra một cuộc đời mà anh hằng mong muốn.
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài điều trong cuốn sách, hi vọng rằng các bạn cũng sẽ thu lại được cho mình nguồn sức mạnh của sự trưởng thành từ bên trong.
Chế ngự cái "tâm", chính là tu hành
Lo âu tuổi trung niên, có lẽ là cái hố lớn nhất của một đời người.
Mệt mỏi với việc ứng phó với cuộc sống đã trở thành thường thái trong cuộc sống của rất nhiều người.
Bôn ba, vốn dĩ rất mệt mỏi rồi, nhưng khó hơn nữa là, "tâm" lại càng mệt mỏi hơn.
Trong tình huống này, tu hành trở nên vô cùng quan trọng.
Với tác giả, tu hành chính là một hành trình chế ngự trái tim.
Khi tim đã được chế ngự, sự phẫn nộ sẽ không còn là phẫn nộ, phiền não sẽ không còn là phiền não, cảm xúc tiêu cực sẽ không còn là cảm xúc tiêu cực, khó khăn cũng không còn là khó khăn.
Vậy làm sao để chế ngự được trái tim?
Tác giả nói, nhận thức, phát giác ra được hành vi hàng ngày, phát giác ra được xuất phát điểm là được.
Chẳng hạn, khi bạn lo lắng người khác nhìn nhận mình như nào, hãy nhìn vào cái "lo lắng" của bạn, hãy để bản thân nhận ra rằng, "lo lắng" xuất hiện rồi; khi bạn sợ hãi người khác coi thường mình, hãy nhìn vào cái "sợ hãi" của bạn, nói với bản thân, "sợ hãi" xuất hiện rồi.
Chỉ cần làm được như vậy, bạn sẽ phát hiện ra rằng mình có thể cảm nhận được sự "lo lắng", nhưng mình không lo lắng; mình phát giác ra được sự "sợ hãi", nhưng mình không sợ hãi.
Khi bạn đã phát giác ra được điều gì, dũng cảm đối mặt với nó, bạn sẽ càng dễ thoát ra được khỏi cảm xúc tiêu cực hơn.
Thực ra, cuộc sống vốn dĩ rất đơn giản, nhưng đại não của chúng ta lại cứ thích phức tạp hóa mọi chuyện lên. Nếu như chúng ta có thể kịp thời phát hiện, nhìn ra được cảm xúc của mình, vậy thì mỗi ngày của chúng ta đều sẽ trở nên dễ kiểm soát hơn rất nhiều.
Đường tắt thực sự, chính là đừng đi đường tắt
Sau khi làn sóng Internet ấp đến, rất nhiều người trong chốc lát bỗng cảm nhận được khoảng cách rất rõ nét giữa giàu và nghèo.
Cứ như vậy, rất nhiều người trẻ xuất thân bình thường bắt đầu nghĩ, liệu có đường tắt nào giúp mình thành công nhanh hơn không.
Đối với tác giả, suy nghĩ này là rất bình thường, chính bản thân anh cũng đã từng có những suy nghĩ như vậy.
Nhưng sau khi bước qua tuổi 40, anh mới phát hiện ra, tất cả những đường tắt trước đó đều trở thành đường vòng, còn đường tắt thực sự chính là đừng đi đường tắt.
Vì sao không đi đường tắt, ngược lại lại nhanh hơn?
Tác giả cho rằng, chỉ khi thực sự quyết tâm đi làm, rất nhiều việc sẽ không còn khó nữa.
Nếu muốn trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó, mỗi ngày bỏ ra 5,6 tiếng đồng hồ tìm tòi học hỏi, kiên trì 10 năm, không thành thánh nhân thì cũng thành bậc thầy.
Muốn học tiếng anh, mỗi ngày bỏ ra 2,3 tiếng đồng hồ luyện tập, kiên trì 10 năm, dù không thể lưu loát tới trình một người bản địa 100% thì cũng được 80%.
Muốn tạo nên thương hiệu, hãy bám vào một ý niệm, ý tưởng, từng bước từng bước một bước đi, kiên trì tích lũy khách hành, kiên trì 10 năm, thương hiệu non nớt tự nhiên sẽ trở thành thương hiệu quen thuộc…
Cá nhân tôi muốn nói với các bạn rằng, nghiêm túc đi từng bước một, cũng là một kiểu tu hành.
Mỗi bước chúng ta đi sẽ trở thành dinh dưỡng cho việc tu hành của chúng ta, và cuộc sống nghiêm túc sẽ trở thành đạo trường để chúng ta tu hành.
Quan tâm tới quá trình, quá trình quan trọng hơn kết quả
Người xưa nói, đời người, 10 phần thì có tới 8,9 phần không được như ý.
Bạn sẽ phát hiện ra, trong thực tế cuộc sống, có những người sống rất vui vẻ, xởi lởi, nhưng cũng có những người sống rất ủ rũ, khổ sở.
Là ông trời không công bằng ư? Thực ra rất nhiều khi không phải như vậy.
Tác giả cho rằng, những người cảm thấy cuộc sống khó khăn, nhất định là những người quá coi trọng kết quả.
Vì sao nói như vậy?
Vì khi chỉ quan tâm tới kết quả, chúng ta sẽ rất dễ có những suy nghĩ phiến diện trong đánh giá chính mình.
Chẳng hạn như hôm nay chúng ta đã làm việc rất chăm chỉ, nhưng nếu chỉ nhìn kết quả, thì ngày hôm nay có lẽ lại chẳng làm được gì to tát lắm, và từ đó bạn sẽ nảy sinh ra suy nghĩ tiêu cực kiểu như "lại bận rộn vô ích cả một ngày, không làm được việc gì."
Nếu chỉ nhìn vào kết quả, thường sẽ chẳng thu lại được gì, bởi một khi kết quả không được lý tưởng, ta sẽ lại cảm thấy cuộc sống thật khó khăn.
Nếu nếu thứ bạn quan tâm không phải kết quả mà là quá trình?
Tác giả cảm thấy, quan tâm nhiều hơn tới quá trình, trải nghiệm quá trình, thả mình vào trong đó, không quá căng thẳng với kết quả đạt được, bất kể kết quả ra sao, bạn đều có được những thu hoạch rất lý tưởng.
Tâm từ bi, bạn sẽ sống vui vẻ hơn
Rất nhiều người sống không thuận lợi, đó là bởi vì họ quá muốn kiểm soát cuộc sống.
Con cái không nghe lời, làm trái ý, họ tức giận; muốn kiếm tiền nhưng có người cản trở, họ tức giận; muốn thăng chức nhưng ông chủ không đồng ý, họ tức giận…
Tất cả của tất cả cũng đều chỉ vì họ chỉ sống trong cái thế giới đầy khát vọng của bản thân, bị khát vọng khống chế.
Muốn giải phóng sự đau khổ này, chúng ta cần phải tu hành ngay chính trong cuộc sống.
Tác giả cảm thấy, sự tu hành trong cuộc sống được tổng kết lại với 3 chữ: đoạn, trí và bi.
Đoạn, là kịp thời cắt đứt hết phiền não, không để cảm xúc tiêu cực hay nóng giận khống chế; trí, là linh hoạt trong xử lý các mâu thuẫn, quan tâm nhiều hơn tới quá trình, bớt chăm chăm vào kết quả lại; còn bi, chính là sự từ bi.
Lòng tốt, sự lương thiện, từ bi sẽ hiện lên khuôn mặt của mỗi người, những người như vậy, vận may nhất định không kém ai.
Tìm lại thời gian, cũng là một kiểu tu hành
Điện thoại, đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của chúng ta.
Cá nhân tôi cũng giống với rất nhiều người, phần lớn thời gian đều dành cho điện thoại, một ngày trôi qua, nằm trên giường lại hối hận, hôm nay lại sờ vào điện thoại quá lâu.
Thực ra, kẻ thực sự cướp đi thời gian của chúng ta không phải điện thoại, không phải mạng Internet, mà là cái nội tâm yếu đuối, chính kiến dễ bị lay động của chúng ta.
Vì vậy, muốn tìm lại thời gian, chúng ta cần phải quản cho tốt cái "quyết tâm mong manh" của mình.
Bằng cách nào? Có 4 bước
Bước 1: Xác định mục tiêu
Nhặt lại ước mơ một lần nữa, bất kể ước mơ là gì, chỉ cần nó có thể tràn đầy nhiệt huyết trở lại là được.
Bước 2: Đặt ra nguyên tắc
Đặt ra cho mình nguyên tắc "chỉ cần có thời gian, tôi sẽ…". Chẳng hạn, chỉ cần có thời gian, tôi sẽ đọc sách.
Nếu phát hiện ra mình bị lung lay, hãy ngay lập tức chấn chỉnh, đưa nó về quỹ đạo, không hối hận cũng không thở dài, ngay lập tức dừng, quay trở về đúng nguyên tắc là được.
Thứ 3: Không xao nhãng
Tất cả những gì không liên quan tới ước mơ, lại lãng phí thời gian và sức lực, hãy bỏ hết. Chỉ cần không xao nhãng, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian.
Bước 4: Luôn cảnh giác
Không phải cứ có mục tiêu, có nguyên tắc, không xao nhãng là bạn đã thành công. Bạn luôn luôn ở trên đường, cũng giống như tu hành vậy, bạn luôn luôn phải nhắc nhở bản thân, mục tiêu của mình là gì, nguyên tắc của mình là gì.
Chỉ cần luôn tập trung và quyết tâm, bạn nhất định sẽ tìm lại được thời gian của mình.
Rất nhiều khó khăn, rất nhiều sự thất vọng, thực ra đều là lời nguyền mà bạn tự đặt ra cho mình.
Khi dục vọng quá lớn, không kịp thu tay lại, chúng ta sẽ rất khó tránh được khỏi những đau khổ và thất vọng.
Vì vậy, đã đến lúc hòa giải với chính nội tâm của mình rồi.
Cảm nhận trọn vẹn mỗi ngày, quan tâm hơn tới quá trình, bớt chăm chăm vào kết quả, luôn lương thiện, từ bi khi đối nhân xử thế. Chỉ có như vậy, tâm của chúng ta mới nở ra một đóa hoa, cuộc đời của chúng ta mới ngập tràn ánh nắng và sự rực rỡ.
Như Tagore đã nói: "Chỉ sau khi được mài dũa dưới địa ngục, mới có được sức mạnh tạo ra thiên đường; chỉ những ngón tay từng chảy máu, mới có thể đàn ra những bản nhạc kinh điển trên thế giới."
Mong rằng tất cả chúng ta đều có thể hướng vào bên trong nhìn chính mình, ngước ra ngoài nhìn thế giới, từ đó thu hoạch được cho mình một cuộc sống hạnh phúc, ung dung và mỹ mãn.
Trí Thức Trẻ