MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp biết chuyển đổi số là cần thiết nhưng thực thi vẫn “bất thành”: Làm sao gỡ được “nút thắt”?

01-07-2023 - 17:02 PM | Kinh tế số

Doanh nghiệp biết chuyển đổi số là cần thiết nhưng thực thi vẫn “bất thành”: Làm sao gỡ được “nút thắt”?

Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức rõ về nhu cầu chuyển đổi số, không chỉ để vượt khó, mà còn tạo nền tảng, lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Nhưng vẫn có những khó khăn khiến họ chần chừ hành động, hoặc hành động nhưng không thành công.

Trải qua 6 tháng đầu năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Các doanh nghiệp ở hầu hết các ngành hầu hết đều đối mặt với nhiều khó khăn khi đơn hàng giảm, sức cầu yếu, chi phí đầu vào tăng cao, khiến cho việc tối ưu hóa hoạt động,  thông qua  tăng cường chuyển đổi số trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo khảo sát của Deloitte Việt Nam, 94% doanh nghiệp trả lời cho biết chuyển đổi số là mục tiêu chiến lược hàng đầu của họ. Trong đó, trung bình, các công ty có kế hoạch đầu tư khoảng 30% ngân sách hoạt động / CNTT của họ cho các sáng kiến chuyển đổi số. Hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy chuyển đổi số, được chỉ ra bởi những người trả lời khảo sát, chính là Cải thiện năng suất và Mục tiêu hoạt động - chủ yếu liên quan khả năng tối ưu hóa các công việc hiện tại.

Tuy nhiên, dù đã nhận thức được những lợi ích của chuyển đổi số, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi, khiến quá trình chuyển đổi số ở các doanh nghiệp có tỷ lệ lên đến hơn 70% là thất bại, theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Chiến lược gia hàng đầu Việt Nam về chiến lược, kinh tế và công nghệ 4.0.

Ông Hòa từng chỉ rõ, sự thất bại thường đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là doanh nghiệp chưa hiểu rằng, chuyển đổi số phải chuyển đổi cả tư duy, môi trường làm việc, chứ không chỉ là những thứ có thể đo đếm được. Doanh nghiệp cũng thường không tự tin duyệt chi ngân sách lớn cho chuyển đổi số, dẫn đến việc chuyển đổi số không có một kế hoạch tổng thể, đồng bộ. Cũng còn tồn tại thực trạng nhiều doanh nghiệp nói rất nhiều về chuyển đổi số nhưng lại không hành động, khiến việc chuyển đổi số chỉ nằm trên giấy tờ, chưa đi vào thực tiễn.

Thậm chí, nếu không có sự nghiên cứu, tư vấn phù hợp, doanh nghiệp đầu tư công nghệ quá “sao siêu”, không tương thích với trình độ nhân sự, thì dù chi phí đầu tư đắt đỏ tới đâu cũng không mang lại hiệu quả và nguy cơ "đắp chiếu" hay "tiền mất tật mang" là khó tránh khỏi.

Giải quyết những nỗi đau đó, không gì bằng sự liên kết hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp, với sự tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, để doanh nghiệp không còn “đơn độc” trên con đường chuyển đổi số.

Để trực tiếp đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong chuyển đổi số, hưởng ứng chủ trương thúc đẩy chuyển đổi số, thúc đẩy tiêu dùng số; thúc đẩy hợp tác liên kết, VINASA phối hợp cùng các Hiệp hội chuyên ngành, các sở, ngành địa phương, và đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số tổ chức Hội nghị và Triển lãm Biztech Vietnam 2023.

Đây là lần đầu tiên chương trình được tổ chức nhằm mục đích kết nối B2B thúc đẩy chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp. Chương trình dự kiến sẽ thu hút hơn 1.000 lượt đại biểu, diễn ra trong 2 ngày 06-07/7/2023 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Chương trình hướng các tới mục tiêu cụ thể là hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số trong từng nghiệp vụ cụ thể (quản trị, CRM, bán hàng, truyền thông marketing) từ các chuyên gia đầu ngành và doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công.

Biztech Vietnam 2023 được thiết kế bao gồm 7 Hội thảo chuyên đề hướng dẫn & chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số trong nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp (Vận hành và quản trị doanh nghiệp, quản trị khách hàng CRM, tài chính – kế toán, bán hàng, truyền thông & marketing, và chuyển đổi số trong một số lĩnh vực: sản xuất, logistics) và triển lãm các nền tảng, giải pháp số, cùng với hoạt động kết nối và tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Với mục tiêu trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó, tiên phong chuyển đổi số để tạo lợi thế cạnh tranh, bên cạnh việc hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số, Ban Tổ chức mong muốn tạo ra Ngày hội ưu đãi các dịch vụ, giải pháp số dành cho khối doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs.

Doanh nghiệp biết chuyển đổi số là cần thiết nhưng thực thi vẫn “bất thành”: Làm sao gỡ được “nút thắt”? - Ảnh 1.

Tham gia vào chương trình này các doanh nghiệp công nghệ số cam kết: 100% các nền tảng, giải pháp số tham gia chương trình đều cam kết dành ưu đãi ít nhất 30% hoặc miễn phí sử dụng, 100% doanh nghiệp ứng dụng, doanh nghiệp SMEs tham dự chương trình đều nhận được ưu đãi, tư vấn chuyển đổi số.

Các doanh nghiệp công nghệ số tham gia đồng hành cùng chương trình cũng là những doanh nghiệp đang có những giải pháp xuất sắc, phổ biến trên thị trường và đã được chuyên gia của VINASA thẩm định như: Quản trị doanh nghiệp của 1Office; Văn phòng số, quản trị tài chính – kết toán của MISA; Quản trị khách hàng – CRM của Bizfly; Quản lý thành viên Dpoint của DGV;  Hệ sinh thái hỗ trợ bán hàng của Salemall; Giải pháp Logistic – Hậu cần bán hàng của Ship60; Quản trị tri thức, Đào tạo và phát triển (L&D) của Everlearn… và hàng chục các giải pháp số xuất khác.

Biztech Vietnam 2023 tập trung vào chủ đề “ Kết nối hợp tác – Vượt khó, vươn xa” , gồm 7 phiên hội nghị, với gần 50 diễn giả, chuyên gia; 20 đơn vị triển lãm, hàng chục các nền tảng, giải pháp số ưu đãi, thu hút khoảng hơn 1.000 lượt đại biểu là lãnh đạo các doanh nghiệp, tổ chức tham dự.

Với mục tiêu thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi cho khối doanh nghiệp, qua đó góp phần phát triển kinh tế số, chương trình nhận được sự hưởng ứng, đồng hành tham gia của các cơ quan, sở ngành của Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía nam, các Hiệp hội doanh nghiệp…

Doanh nghiệp biết chuyển đổi số là cần thiết nhưng thực thi vẫn “bất thành”: Làm sao gỡ được “nút thắt”? - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp có thể đăng ký tham dự, tư vấn và nhận các ưu đãi các dịch vụ, giải pháp số tại: https://biztech.biz.vn/



Thái Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên