Doanh nghiệp cảm thấy an tâm và không “cô đơn” nhờ Chương trình chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trước những thách thức trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ đã xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí, thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế số.
- 11-04-2023Mất trăm triệu vì bị 'hack' tài khoản Visa thông qua Facebook Ads
- 11-04-20239Pay lọt top 5 "Kênh thanh toán yêu thích nhất" tại Vietnam Game Awards 2023
- 11-04-2023Nữ MC trí tuệ nhân tạo lên sóng ở Kuwait
Sang năm 2023, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí khó khăn hơn năm 2022. Khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, lãi suất tăng nhanh tạo áp lực lớn về huy động vốn, tăng chi phí sản xuất; động lực thúc đẩy xuất khẩu tại các thị trường lớn gặp nhiều thách thức khi đơn hàng, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp do sức cầu suy giảm...
Nhận định rõ những thách thức này, ngay từ tháng 1/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 giao Cục Phát triển doanh nghiệp là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện.
Trong giai đoạn đầu, Cục Phát triển doanh nghiệp đã phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME) tập trung vào xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức và đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Nhiều công cụ, nội dung đào tạo cũng được Chương trình số hóa, xây dựng thành các video để phổ biến cho toàn người dân, doanh nghiệp truy cập một cách dễ dàng, thuận lợi. Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực như: Hơn 2 triệu lượt truy cập các tài liệu hướng dẫn, video đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm về CĐS của Chương trình; Khoảng 1500 DN tự đánh giá mức độ sẵn sàng CĐS để có phương hướng triển khai; Hơn 10.000 DN tại 40 địa phương được đào tạo trực tiếp về CĐS.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ số tại nhiều doanh nghiệp mà đặc biệt là DNNVV vẫn còn rời rạc do thiếu mục tiêu, kế hoạch cũng như chiến lược thực hiện CĐS một cách rõ ràng ngay từ đầu, khiến CĐS chưa mang lại thành công như mong đợi ở nhiều doanh nghiệp.
Vì vậy, một trong các hoạt động quan trọng của Chương trình là triển khai Gói xây dựng lộ trình Chuyển đổi số cho doanh nghiệp để hỗ trợ DN CĐS một cách bài bản.
Sau khi Công bố, Gói hỗ trợ đã nhận được hơn 200 DN đã đăng ký tham gia thuộc các lĩnh vực như cơ khí chế tạo, điện tử, nông nghiệp và chế biến nông sản, chế biến gỗ, sản phẩm nội thất, .... Từ những doanh nghiệp đăng ký, Chương trình đã sàng lọc ra 50 doanh nghiệp có độ sẵn sàng cao theo một số tiêu chí ưu tiên.
Từ đó cử các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong Mạng lưới của Chương trình đến từng doanh nghiệp để khảo sát, đánh giá và tư vấn chuyên sâu về định hướng chuyển đổi số cho từng doanh nghiệp. Các chuyên gia đã làm việc cùng DN trong 3 tháng liên tục để giúp DN từng bước chuyển đổi số, có phương hướng và lộ trình bài bản để đầu tư chuyển đổi số trong vài năm tới.
Sau khi tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, một công ty cho biết: “Sau khi nhận được báo cáo lộ trình, chúng tôi đã họp nội bộ và thống nhất chương trình làm việc. Khi biết được sự hỗ trợ sát sao của nhà nước theo Luật hỗ trợ DNNVV, chúng tôi đã an tâm hơn vì hành trình của chúng tôi không "Cô đơn".
Nhịp sống thị trường