Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ giảm lãi suất từ ngân hàng
Dù cần vốn nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn đang cân nhắc mức lãi suất cho vay. Không ít ý kiến cho rằng để thúc đẩy sản xuất cần có sự hỗ trợ giảm lãi từ ngân hàng.
- 03-02-2023Áp lực mất giá đồng VND giảm bớt, lãi suất sẽ hạ nhiệt thời gian tới?
- 03-02-2023USD và Bitcoin tăng, Euro và vàng giảm sau quyết định lãi suất của ECB và BoE
- 02-02-2023FiinGroup: Khả năng tăng lãi suất của NHNN trong quý 1 đã giảm
Với mục tiêu xuất khẩu 1.000 tấn cà rốt trong vụ đông năm nay, Công ty TNHH New Greenway Việt Nam dự kiến huy động số vốn 10 tỷ đồng. Một trong những phương án được tính đến là thế chấp hợp đồng xuất khẩu để vay vốn từ ngân hàng.
"Hiện tại kênh huy động vốn chủ yếu vẫn qua ngân hàng. Chúng tôi cũng làm việc với ngân hàng để vay vốn dưới hình thức thế chấp hợp đồng xuất khẩu. So với cùng kỳ năm ngoái, lãi suất ngân hàng đang có xu hướng đang tăng gần như gấp đôi. Tháng 1/2022, lãi suất ở mức 8,5%, nhưng ở thời điểm hiện nay, chúng tôi đang vay ở mức 13,5%", ông Trần Hoàng Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty TNHH New Greenway Việt Nam, cho biết.
Còn với Công ty Cổ phần Zinca Việt Nam, nhu cầu vốn cho chu kỳ kinh doanh mới cũng tương đối lớn, bởi lượng đơn đặt hàng từ đầu năm đã tăng trên 15% so cùng kỳ, nhưng lãi suất vẫn là mối lo của doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp cho rằng để thúc đẩy sản xuất cần có sự hỗ trợ giảm lãi từ ngân hàng. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)
"Lãi suất hiện tại tương đối cao so với biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất. Chúng tôi kỳ vọng trong năm nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ có các bước điều chỉnh lãi suất hợp lý", ông Phạm Xuân Liệu, Giám đốc Nhà máy, Công ty Cổ phần Zinca Việt Nam, nói.
Để hỗ trợ sản xuất, một số ngân hàng đã đưa ra các gói vay ưu đãi, giảm từ 0,1 - 2%/năm tùy ngân hàng. Điều quan trọng, doanh nghiệp cần kế hoạch kinh doanh khả thi, đảm bảo khả năng trả nợ.
"Cần khơi thông tín dụng cho thị trường vốn, đẩy mạnh thúc đẩy đầu tư công cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn nhiều hơn cũng như đẩy mạnh khu vực sản xuất kinh doanh cho các khu vực sản xuất nông nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Kinh tế thế giới sẽ ổn định hơn trong năm 2023 dẫn tới nhu cầu tín dụng trong nước tăng trở lại vào cuối năm nay", ông Ngô Minh Đức, Giám đốc Công ty LCTV Investment, nhận định.
Theo kết quả điều tra xu hướng của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước thực hiện, 4 lĩnh vực dự kiến là động lực tăng trưởng tín dụng chính cho năm 2023 bao gồm: bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, sản xuất thức ăn và đồ uống.
VTV.VN