MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp 'khát' vốn, thoi thóp vì dịch

Doanh nghiệp 'khát' vốn, thoi thóp vì dịch

Sau gần 2 năm chống chọi với khó khăn do dịch COVID-19 gây ra, “sức đề kháng” của doanh nghiệp (DN) đã yếu nay càng trở nên thoi thóp khi dịch tiếp tục bùng phát. Nhiều DN mong tiếp cận thêm vốn vay ưu đãi để duy trì hoạt động, chờ đợi thị trường phục hồi trở lại. Trong khi đó, ngân hàng “kêu” khó giải ngân nguồn vốn sẵn có, vì liên quan đến tài sản đảm bảo, tránh nguy cơ nợ xấu.

Mong thêm vốn để xử lý nguồn hàng tồn kho

Dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 khiến cộng đồng DN gặp khó khăn khi lượng hàng tồn kho tăng lên chi phí lưu kho sản phẩm chờ xuất khẩu cũng tăng. Bà Nguyễn Thị Tình, Giám đốc Công ty xuất khẩu nông sản TC (Thanh Hoá) cho biết, để đảm bảo nguồn hàng liên tục, công ty ký hợp đồng bao tiêu nông sản với nông dân, hợp tác xã. Khi dịch bệnh ổn định, nông sản do công ty thu mua sẽ đưa về sơ chế, đóng container, xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch bùng phát, việc vận chuyển hàng hoá gặp khó khăn, trong khi nông sản vẫn thu mua hằng ngày theo đúng hợp đồng.

“Ớt thu mua chưa kịp xuất khẩu vì ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chúng tôi phải liên hệ các kho lạnh gửi để đảm bảo chất lượng. Điều này khiến chi phí sản xuất tăng lên. Bên cạnh đó, công ty xây thêm bể chứa để chuyển một số sản phẩm xuất khẩu tươi sang sơ chế. Vì vậy, mỗi khi dịch bùng phát, công ty phải chuyển đổi để thích ứng, khiến nhu cầu vốn tăng lên”, bà Tình cho biết.

Theo bà Tình, hàng tồn kho tăng, trong khi chúng tôi vẫn phải chi trả nhiều khoản hằng tháng. Tiếp cận vốn vay ngân hàng rất khó vì cần tài sản đảm bảo. Vì vậy, DN chủ yếu tự xoay xở trong thời gian dịch bùng phát, chứ khó tiếp cận ngay được vốn vay.

Đại diện Công ty Cổ phần dệt may Habachi (Đà Nẵng) cho biết, công ty chuyển đổi dây chuyền sản xuất veston sang gia công đồ bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn cung cấp cho thị trường Mỹ và Pháp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh cũng như duy trì lực lượng lao động. DN mong muốn ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất để có điều kiện tốt hơn vượt qua giai đoạn khó khăn.

Vẫn tắc ở “tài sản đảm bảo”

Thời gian qua, các ngân hàng cũng nỗ lực giảm lãi suất cho vay, triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp với điều kiện “cơi nới’ hơn. Một số ngân hàng còn cho nhân viên tín dụng ngân hàng chủ động tiếp cận khách hàng, tận tình hướng dẫn điều kiện mở tín dụng vay vốn. Tuy nhiên, nhiều DN chưa tiếp cận vốn vay do tiêu chí ngặt nghèo.

Tiếp tục gỡ khó cho DN, người dân

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến tháng 4/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 9,49 triệu tỷ đồng, tăng 3,34% so với cuối năm 2020. Trong đó, dòng vốn từ ngân hàng chủ yếu được tập trung ở khu vực sản xuất kinh doanh và các ngành nghề, lĩnh vực được ưu tiên phát triển. Ngân hàng Nhà nước cũng vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thống kê đến đầu tháng 4/2021 cho thấy, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 262.000 khách hàng với dư nợ khoảng 357.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 663.000 khách hàng với dư nợ 1,27 triệu tỷ đồng; từ ngày 23/1/2020 đến nay, cho vay mới lãi suất ưu đãi đạt hơn 3,16 triệu tỷ đồng.

Khánh Huyền

Chị Nguyễn Thị Bình, Giám đốc HTX Chanh leo Thuận Châu (huyện Thuận Châu, Sơn La) cho biết, đang vay vốn 2 ngân hàng với tư cách cá nhân, lãi suất 8,5%/năm. Lý do chị Bình phải vay bên ngoài bởi doanh nghiệp sản xuất khó làm thủ tục vay vốn lãi ưu đãi.

“Phía ngân hàng yêu cầu nhiều thủ tục giấy tờ, hóa đơn đỏ, nhưng mua nông sản từ nông dân thì lấy đâu ra. Hai bên liên kết, họ đưa đến bao nhiêu thì công ty thu mua bấy nhiêu. Trong khi đó, mỗi năm, doanh nghiệp bao tiêu, xuất khẩu hàng nghìn tấn chè búp tươi, khô cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu”, chị Bình nói.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá, khó nhất trong tiếp cận vốn vay ngân hàng là phải có tài sản đảm bảo. Chị Thu Nga, chủ doanh nghiệp kinh doanh hoa Phong lan cho biết, để có vốn mở rộng quy mô sản xuất, thời gian qua, chị đã “gõ cửa” nhiều ngân hàng nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu.

Anh Hoàng Tùng, chủ một công ty dịch vụ ăn uống tại Hà Nội chia sẻ: “Mặt bằng lãi suất cho vay giảm giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ hơn. Tuy nhiên, rào cản vẫn là doanh nghiệp phải có tài sản đảm bảo”.

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, nhu cầu vay vốn của các DN taxi hiện rất cấp thiết. Tuy nhiên, từ trước đến nay DN tiếp cận nguồn vốn rất khó, do ngân hàng yêu cầu hàng loạt các quy định như: Phải có tài sản thế chấp, báo cáo về doanh thu…đồng thời công tác thẩm định kiểm soát chặt chẽ, các thủ tục giấy tờ phức tạp khiến DN “toát mồ hôi” chuẩn bị đủ thủ tục cũng không vay được.

Theo Q.Nga - V.Linh- N.Mai - D.Hưng

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên