MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp Việt đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu kỹ thuật số trong năm 2023

20-12-2022 - 15:52 PM | Kinh tế số

Doanh nghiệp Việt đứng trước nhiều cơ hội xuất khẩu kỹ thuật số trong năm 2023

Với những cú sốc dai dẳng của đại dịch, càng nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang kỹ thuật số. Sự ổn định tương đối của hoạt động bán hàng kỹ thuật số sẽ là điều mà nhiều công ty cần để duy trì hoạt động trong năm tới.

Xu hướng thương mại điện tử B2B toàn cầu

Mới đây, Alibaba.com – một trong những nền tảng thương mại điện tử B2B hàng đầu, đã công bố Ebook Viễn cảnh B2B kỹ thuật số thường niên năm 2023 cho thị trường Việt Nam.

Theo Ebook, với những cú sốc dai dẳng của đại dịch, càng nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang kỹ thuật số. Sự ổn định tương đối của hoạt động bán hàng kỹ thuật số sẽ là điều mà nhiều công ty cần để duy trì hoạt động trong năm tới. Xu hướng này cũng ẩn chứa ý nghĩa là những người bán hàng trực tuyến B2B có thể sẽ chứng kiến sự cạnh tranh lớn hơn vào năm tới.

Ông Andrew Zheng - Phó chủ tịch Alibaba.com, cho biết: “Chúng tôi đã khám phá ra một số bài học mà các doanh nghiệp B2B có thể học hỏi để áp dụng trong năm mới.

Bài học đầu tiên đó là một nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) B2B ổn định đáng giá ngàn vàng. Khi TMĐT nở rộ, tìm một đích đến để bán hàng cũng như tìm nguồn hàng là rất quan trọng. Bài học thứ hai là giá trị của việc tăng cường quan hệ đối tác với những nhà cung cấp đáng tin cậy. Với tư cách là chủ hay người vận hành doanh nghiệp, bạn biết rằng sẽ có những thăng trầm, vì vậy, bạn cần những đối tác có thể đương đầu những đợt sóng dữ cùng bạn”.

Khi dịch chuyển sang kỹ thuật số, tiếp thị kỹ thuật số luôn là một sức hút lớn đối với các công ty, đặc biệt là khi có tới 93% các tương tác trên Internet diễn ra thông qua các công cụ tìm kiếm. Với tiếp thị kỹ thuật số, những người mới gia nhập thị trường có thể bắt đầu hành động ngay lập tức để giành được một phần trong những tương tác đó.

Ngoài ra còn có khả năng số lượng các công ty sử dụng các công cụ kỹ thuật số cho mục đích quản trị cũng sẽ gia tăng. Một số xu hướng lâu dài tiếp tục diễn ra, chẳng hạn như sự gia tăng của trải nghiệm cá nhân hóa và tiếp thị video trong TMĐT B2B. Nhưng một số xu hướng mới sẽ chiếm vị trí trung tâm, chẳng hạn như thời gian người tiêu dùng trực tuyến sẽ giảm xuống.

Cơ hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Khối lượng xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh trong năm qua, góp phần vào sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua, và đưa ngành sản xuất của Việt Nam lên bản đồ thế giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này, từ các sự kiện chính trị và sự chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư nước ngoài đến ảnh hưởng của đại dịch và các vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi mảnh ghép đã kết hợp với nhau, khiến Việt Nam trở thành một thành phần quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam còn là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và là tư cách thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Điều này tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho các DNNVV ở các thị trường nước ngoài mới.

Ông Roger Lou, Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam, cho biết: “Việt Nam vẫn luôn là một trong những thị trường chiến lược nhất của Alibaba. Hiện tại, các nhà cung cấp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam và thiết lập một hệ sinh thái bản địa, bao gồm đối tác kênh nội địa, đội ngũ dịch vụ và phát triển khách hàng nội địa, đội ngũ vận hành thị trường, v.v. nhằm không ngừng cải thiện năng lực tổ chức của các đội ngũ bản địa”.

Không giống như các nhà cung cấp của Trung Quốc trên nền tảng này, phần lớn các nhà cung cấp toàn cầu trên Alibaba.com là các nhà sản xuất tự sản xuất sản phẩm của họ, với gần 40% số nhà cung cấp có doanh thu hàng năm nhỏ hơn 100 nghìn USD.

Theo khảo sát của Alibaba.com, 60% nhà cung cấp không có kinh nghiệm về thương mại điện tử trước khi gia nhập nền tảng, 42% nhà bán hàng sử dụng Alibaba.com làm nguồn kinh doanh chính với 60% hướng tới mục tiêu thâm nhập thị trường mới. Các con số cho thấy Alibaba.com là một kênh kinh tế hơn cho các chủ doanh nghiệp nhỏ không có kinh nghiệm hoặc kiến thức về xuất khẩu, hoặc không đủ khả năng chi trả chi phí đi lại và hội chợ thương mại truyền thống.

Ông Dương Khánh Toàn - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Quốc tế Công ty Cổ phần Cà phê Mê Trang, cho biết: “Trong năm mới, chúng tôi sẽ đầu tư nhiều tiền hơn vào Alibaba.com, vì đây là nền tảng tiết kiệm nhất trên thị trường hiện nay. Còn việc tiếp thị truyền thống để phát triển kinh doanh quốc tế là quá tốn kém đối với chúng tôi”.

“Ở thời điểm hiện tại, trên nền tảng Alibaba.com của chúng tôi, hơn 70% nhà cung cấp Việt Nam tại Việt Nam được đánh giá từ 2 sao trở lên, với các ngành hàng cốt lõi bao gồm Thực phẩm & Đồ uống, Nông nghiệp, Nhà cửa và Vườn tược, Làm đẹp và Chăm sóc cá nhân, Đồ nội thất, Xây dựng, Bao bì, Nhựa & Cao su, Máy móc và các ngành hàng khác. Trên 800.000 sản phẩm đã được niêm yết, và hơn 70.000 tin nhắn hỏi hàng nhận được mỗi tháng trên toàn thế giới”, ông Roger Lou, Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam, nhấn mạnh.

Theo Alibaba.com, để thể thành công trên nền tảng, nhà bán hàng cần có kỹ năng đàm phán tốt, tác động xuất xứ quốc gia rõ rệt và số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ) thấp. Đầu tư vào vận hành nền tảng là điều cần thiết giúp nhà bán hàng tiếp cận nhiều khách hàng hơn. Hoạt động hằng ngày hiệu quả cho phép nhà bán hàng đảm bảo nhiều đơn đặt hàng hơn. Hơn 30% nhà bán hàng bố trí nhân sự chuyên trách vận hành các cửa hàng trực tuyến có thể đảm bảo hơn 6 đơn đặt hàng quan trọng trên nền tảng mỗi năm. Đối với nhà bán hàng vận hành qua đại lý bên thứ ba, khoảng từ 1 đến 10 đơn đặt hàng là khả thi trong năm đầu tiên.

Liên Nguyễn

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên