Chủ tịch Tôn Hoa Sen: Người nắm được đầu ra sản phẩm sẽ chiếm lĩnh thị trường
Trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ càng phát huy vai trò chiến lược khi HSG có thể linh hoạt trong các chính sách bán hàng để đảm bảo duy trì dòng tiền.
HSG (Tập đoàn Hoa Sen) là một trong số ít doanh nghiệp ngành thép giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao từ sau khủng khoảng năm 2008. Đây cũng là doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống phân phối để bán sản phẩm. Nhân dịp đầu năm mới, và HSG được Tạp chí Euromoney trao tặng “Công ty được quản lý tốt nhất Châu Á năm 2014” chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (MCK: HSG) về triết lý kinh doanh.
Hai năm vừa qua, rất ít doanh nghiệp ngành thép thu được lợi nhuận cao, trong khi đó, HSG lại thu được mức doanh thu cũng như lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Vậy đâu là nguyên nhân chính giúp HSG thu được thành công này?
Để đạt được bước tăng trưởng mạnh về sản lượng tiêu thụ và doanh thu trong thời gian qua Tập đoàn luôn chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả của các kênh bán hàng cả nội địa và xuất khẩu nhằm tăng cường đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hạn chế ảnh hưởng của việc sụt giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Cụ thể, số lượng chi nhánh thuộc hệ thống phân phối đến nay được nâng lên con số 115 phủ khắp cả nước và 3 tổng kho. HSG cũng đã và đang mở rộng thị trường sang các thị trường giàu tiềm năng ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của Tập đoàn, trong các niên độ vừa qua các dây chuyền của Tập đoàn đều được vận hành hết công suất với độ ổn định cao.
Tại sao HSG lại chọn việc tự xây dựng hệ thống phân phối thay vì bán qua các tổng đại lý/đại lý?
Tôi cho rằng người nắm được đầu ra sản phẩm sẽ chiếm lĩnh thị trường nên ngay từ những ngày đầu thành lập, HSG đã thực hiện chiến lược "mua tận gốc, bán tận ngọn" thông qua hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ phủ khắp cả nước.
Với việc quản lý tập trung và thống nhất theo các chính sách chung, thông qua hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ, HSG đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng các sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Điều này đã tạo dựng niềm tin vững chắc của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen.
Qua hơn 12 năm phát triển, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ càng phát huy vai trò chiến lược khi HSG có thể linh hoạt trong các chính sách bán hàng để đảm bảo duy trì dòng tiền.
Hoa Sen đã rất thành công với 2 sản phẩm là tôn và ống thép, liệu công ty có ý định thâm nhập nốt vào mảng thép xây dựng hay một lĩnh vực mới nào khác?
Cơ cấu doanh thu của Hoa Sen hiện nay mảng tôn chiến 63% và ống thép chiếm 32% doanh thu. Cơ cấu này sẽ không có sự thay đổi nhiều trong thời gian tới. Bởi vì Tôn là sản phẩm chủ lực và mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Tập đoàn, đến thời điểm hiện nay, thương hiệu Tôn Hoa Sen đã trở thành thương hiệu quen thuộc trong công chúng và gắn liền với hình ảnh Tập đoàn Hoa Sen.
Theo đánh giá của Tập đoàn, trong vòng 20 năm tới nhu cầu về tôn sẽ tiếp tục tăng trưởng và mang lại nhiều triển vọng cho thị trường xuất khẩu tôn của Tập đoàn. Do đó, Tập đoàn vẫn chú trọng vào việc đầu tư sản xuất tôn và ống thép và chưa có dự định thâm nhập vào các lĩnh vực khác.
Ông đánh giá sự kiện nào là bước ngoặt lớn nhất dẫn đến thành công ngày hôm nay của Hoa Sen cũng như của cá nhân ông?
Tôi nghĩ quyết định đầu tư giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ chính là bước ngoặc lớn nhất dẫn đến thành công ngày hôm nay của Tập đoàn Hoa Sen.
Chúng tôi đưa ra quyết định đầu tư này vào NĐTC 2008 - 2009 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đang diễn ra ở đỉnh điểm và làm ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, vào tháng 03/2009, chúng tôi nhận thấy cơ hội vàng để triển khai Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen – Phú Mỹ do chi phí đầu tư máy móc thiết bị, chi phí thi công xây dựng tại thời điểm đó đều thấp hơn so với bình thường, thậm chí Tập đoàn còn có thể tiết giảm hơn nữa chi phí đầu tư khi nhận gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm từ chính sách kích cầu của Chính phủ.
Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ là kết quả của quyết định đầu tư đúng đắn, sáng suốt của Hội đồng Quản trị Tập đoàn nhằm tận dụng cơ hội đầu tư với chi phí thấp, tăng cường năng lực cạnh tranh, đón đầu giai đoạn phục hồi của thị trường sau suy giảm kinh tế tạo được đà cho bước phát triển vượt trội cho đến ngày hôm nay.
Hiện ngày càng có nhiều doanh nhân tìm đến với Phật giáo. Theo ông việc một doanh nhân đồng thời là một phật tử liệu có giúp ích cho công việc kinh doanh hay đây chỉ là những phạm trù độc lập với nhau?
Nếu Phật tử là một doanh nhân thì điều đầu tiên phải tin vào nhân quả. Phải hiểu rằng tất cả những của cải chúng ta tạo ra đều từ phước báu đã gieo trồng nhiều đời trước. Phước báu này do nhân quả đời trước chúng ta biết bố thí, cúng dường, đời nay chúng ta thành công, thuận lợi trong mọi việc làm ăn, ít gặp chướng ngại.
Quan trọng nhất khi doanh nhân là Phật tử và ngược lại là làm sao giữ được phương pháp hành trì Bát chánh đạo. Tin chắc nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và thấy mình vì mọi người nhiều hơn để mọi người vì mình.
Người theo đạo Phật dù kinh doanh hay làm gì cũng dựa trên sự trung thực, dựa trên những nguyên lí đạo đức chung của con người, không đi ngược với niềm tin Phật. Chính vì vậy, dù khó khăn thế nào, khủng hoảng thế nào, họ vẫn giữ được bình tĩnh, thấy được sự vận hành của quy luật mà tìm ra lối đi khả dĩ tránh được “họa” mà đạt tới “phúc viên mãn”, mà trong kinh tế hiện nay có thể gọi là “phát triển hay tăng trưởng bền vững.”
Cám ơn ông!
Hai năm vừa qua, rất ít doanh nghiệp ngành thép thu được lợi nhuận cao, trong khi đó, HSG lại thu được mức doanh thu cũng như lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Vậy đâu là nguyên nhân chính giúp HSG thu được thành công này?
Để đạt được bước tăng trưởng mạnh về sản lượng tiêu thụ và doanh thu trong thời gian qua Tập đoàn luôn chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả của các kênh bán hàng cả nội địa và xuất khẩu nhằm tăng cường đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hạn chế ảnh hưởng của việc sụt giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Cụ thể, số lượng chi nhánh thuộc hệ thống phân phối đến nay được nâng lên con số 115 phủ khắp cả nước và 3 tổng kho. HSG cũng đã và đang mở rộng thị trường sang các thị trường giàu tiềm năng ở Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Phi.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của Tập đoàn, trong các niên độ vừa qua các dây chuyền của Tập đoàn đều được vận hành hết công suất với độ ổn định cao.
Tại sao HSG lại chọn việc tự xây dựng hệ thống phân phối thay vì bán qua các tổng đại lý/đại lý?
Tôi cho rằng người nắm được đầu ra sản phẩm sẽ chiếm lĩnh thị trường nên ngay từ những ngày đầu thành lập, HSG đã thực hiện chiến lược "mua tận gốc, bán tận ngọn" thông qua hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ phủ khắp cả nước.
Với việc quản lý tập trung và thống nhất theo các chính sách chung, thông qua hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ, HSG đã kiểm soát chặt chẽ chất lượng các sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Điều này đã tạo dựng niềm tin vững chắc của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen.
Qua hơn 12 năm phát triển, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động, hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ càng phát huy vai trò chiến lược khi HSG có thể linh hoạt trong các chính sách bán hàng để đảm bảo duy trì dòng tiền.
Hoa Sen đã rất thành công với 2 sản phẩm là tôn và ống thép, liệu công ty có ý định thâm nhập nốt vào mảng thép xây dựng hay một lĩnh vực mới nào khác?
Cơ cấu doanh thu của Hoa Sen hiện nay mảng tôn chiến 63% và ống thép chiếm 32% doanh thu. Cơ cấu này sẽ không có sự thay đổi nhiều trong thời gian tới. Bởi vì Tôn là sản phẩm chủ lực và mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Tập đoàn, đến thời điểm hiện nay, thương hiệu Tôn Hoa Sen đã trở thành thương hiệu quen thuộc trong công chúng và gắn liền với hình ảnh Tập đoàn Hoa Sen.
Theo đánh giá của Tập đoàn, trong vòng 20 năm tới nhu cầu về tôn sẽ tiếp tục tăng trưởng và mang lại nhiều triển vọng cho thị trường xuất khẩu tôn của Tập đoàn. Do đó, Tập đoàn vẫn chú trọng vào việc đầu tư sản xuất tôn và ống thép và chưa có dự định thâm nhập vào các lĩnh vực khác.
Ông đánh giá sự kiện nào là bước ngoặt lớn nhất dẫn đến thành công ngày hôm nay của Hoa Sen cũng như của cá nhân ông?
Tôi nghĩ quyết định đầu tư giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ chính là bước ngoặc lớn nhất dẫn đến thành công ngày hôm nay của Tập đoàn Hoa Sen.
Chúng tôi đưa ra quyết định đầu tư này vào NĐTC 2008 - 2009 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu đang diễn ra ở đỉnh điểm và làm ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến nền kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, vào tháng 03/2009, chúng tôi nhận thấy cơ hội vàng để triển khai Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen – Phú Mỹ do chi phí đầu tư máy móc thiết bị, chi phí thi công xây dựng tại thời điểm đó đều thấp hơn so với bình thường, thậm chí Tập đoàn còn có thể tiết giảm hơn nữa chi phí đầu tư khi nhận gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm từ chính sách kích cầu của Chính phủ.
Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ là kết quả của quyết định đầu tư đúng đắn, sáng suốt của Hội đồng Quản trị Tập đoàn nhằm tận dụng cơ hội đầu tư với chi phí thấp, tăng cường năng lực cạnh tranh, đón đầu giai đoạn phục hồi của thị trường sau suy giảm kinh tế tạo được đà cho bước phát triển vượt trội cho đến ngày hôm nay.
Hiện ngày càng có nhiều doanh nhân tìm đến với Phật giáo. Theo ông việc một doanh nhân đồng thời là một phật tử liệu có giúp ích cho công việc kinh doanh hay đây chỉ là những phạm trù độc lập với nhau?
Nếu Phật tử là một doanh nhân thì điều đầu tiên phải tin vào nhân quả. Phải hiểu rằng tất cả những của cải chúng ta tạo ra đều từ phước báu đã gieo trồng nhiều đời trước. Phước báu này do nhân quả đời trước chúng ta biết bố thí, cúng dường, đời nay chúng ta thành công, thuận lợi trong mọi việc làm ăn, ít gặp chướng ngại.
Quan trọng nhất khi doanh nhân là Phật tử và ngược lại là làm sao giữ được phương pháp hành trì Bát chánh đạo. Tin chắc nhân quả, nghiệp báo, luân hồi và thấy mình vì mọi người nhiều hơn để mọi người vì mình.
Người theo đạo Phật dù kinh doanh hay làm gì cũng dựa trên sự trung thực, dựa trên những nguyên lí đạo đức chung của con người, không đi ngược với niềm tin Phật. Chính vì vậy, dù khó khăn thế nào, khủng hoảng thế nào, họ vẫn giữ được bình tĩnh, thấy được sự vận hành của quy luật mà tìm ra lối đi khả dĩ tránh được “họa” mà đạt tới “phúc viên mãn”, mà trong kinh tế hiện nay có thể gọi là “phát triển hay tăng trưởng bền vững.”
Cám ơn ông!
Q. Nguyễn
Trí Thức Trẻ
Theo Trí Thức Trẻ
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!