MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công nhân "ngậm đắng" nhận 5 triệu/năm

11-01-2016 - 08:31 AM | Doanh nghiệp

Dựa trên những thắc mắc của người lao động tại Công ty Dệt Mùa Đông (47 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân – Hà Nội) về việc có hay không được hưởng Quyết định 86/2010/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chi trả di dời nhà máy.

Các Sở, ban ngành đã họp và trình lên UBND TP Hà Nội và đến nay đã có quyết định rằng Công ty Dệt không thuộc đối tượng áp dụng theo Quyết định 86.

Mỏi mòn chờ quyết định.

Việc hàng trăm công nhân (CN) thuộc Công ty Dệt Mùa Đông (47 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân – Hà Nội) ăn cơm “trộn bụi”, đội nón “âm phủ” ngoài vỉa hè đòi quyền lợi theo quyết định 86 hơn 3 tháng nay đã làm dư luận xôn xao, nhức nhối.

Dựa trên sự việc, các Sở, ban ngành đã nhiều lần họp và báo cáo lên UBND TP Hà Nội về vấn đề trên để trả lời phía Công ty Cổ phần Dệt Mùa đông (sau đây gọi tắt là Cty Dệt) và công nhân.

Ngày 12/11/2015 UBND TP Hà Nội có văn bản số 8039/UBND-CT giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính, Sở Lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố, các sở, ngành liên quan và UBND quận Thanh Xuân xem xét, giải quết đề nghị của Cty Dệt (Theo đề nghị của Cty tại văn bản số 32/2015/CV-CT ngày 29/10/2015) liên quan đến các kiến nghị của công nhân lao động trong quá trình di dời nhà máy tại số 47 Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân Trung – Hà Nội) .


Văn bản 8196 các Sở ban ngành họp và thông báo lên UBND Thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết đề nghị của Cty Dệt.

Văn bản 8196 các Sở ban ngành họp và thông báo lên UBND Thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết đề nghị của Cty Dệt.

Trên cơ sở ý kiến của các Sở, ngành tham gia cuộc họp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 8196/STNMT – DKTKĐĐ ngày 27/11/2015 báo cáo UBND Thành phố về việc Cty Dệt thực hiện chuyển đồi mục đích sử dụng đất tại số (47 Ngyễn Tuân - Thanh Xuân) theo Quyết định số 5255/QĐ-UBND ngày 25/10/2010 của UBND Thành phố không thuộc đối tượng áp dụng cơ chế theo Quyết định định số 86/2010/QĐ -TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Vậy theo văn bản 8196/STNMT – DKTKĐĐ, thì các công nhân lao động tại Cty Dệt không được hưởng theo Quyết định số 86/2010/QĐ -TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Để giải quyết chế độ, chính sách của công nhân lao động, Sở Tài nguyên và Môi Trường đã chỉ đạo Cty Dệt có trách nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp luật hiện hành.

Đến “đội” đơn đi đòi quyền lợi

Về phía công nhân lao động khi nhận được quyết định trên thì không bằng lòng với quyết định đó. Họ cho rằng họ vẫn được hưởng theo Quyết định số 86/2010/QĐ -TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo những ý kiến của người lao động, các Công ty như Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông và Công ty Cổ phần sợi Hà Nội cũng là những Công ty Cổ phần họ được hưởng chế độ 86/2010/QĐ – TTg, tại sao họ lại không được hưởng?

Để trả lời vấn đề trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 8196/STNMT -DKTKĐĐ ngày 27/11/2015 báo cáo UBND Thành phố.

Theo Quyết định số 86/2010/QĐ – TTg và Thông tư 81/2011/TT – BTC thì các cơ sở di dời thuộc danh mục phải di dời do Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh quyết định trước ngày 15/12/2011 đã có Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc xử lý đất, tài sản gắn liền với đất tại vị trí cũ thì thực hiện theo phương án đã được cấp có thẩm quyền quyết định và quy định của pháp luật; không áp dụng hoặc điều chỉnh theo Quy chế 86 và hướng dẫn tại Thông tư 81.

Mặt khác, dự án này không thuộc các danh mục các cơ sở phải di dời do ô nhiễm môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, do đó không thuộc đối tượng áp dụng cơ chế theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Phía công nhân do không hài lòng với quyết định trên của Sở Tài nguyên và Môi trường vì nhiều vấn đề còn chưa rõ ràng nên đã viết đơn cùng với những chữ ký của các công nhân gửi lên UBND Thành phố đề trình bày vấn đề trên.

Về phía UBND Thành phố, sau khi nhận được đơn của các công nhân thuộc Cty Dệt đã có văn bản 22308 36/5/BTCD-XLD, ngày 31/12/2015 gửi Công ty Cổ phần Dệt Mùa đông.


Văn bản 22308 36/5/BTCD-XLD, ngày 31/12/2015 của UBND TP gửi Công ty Cổ phần Dệt Mùa đông.

Văn bản 22308 36/5/BTCD-XLD, ngày 31/12/2015 của UBND TP gửi Công ty Cổ phần Dệt Mùa đông.

Theo văn bản của văn phòng UBND Thành phố - Ban tiếp Công dân đã đề nghị Cty Dệt xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; Đề nghị thông báo kết quả giải quyết về ban tiếp Công dân Thành phố để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

Còn về phía Cty Dệt, theo phản ánh của công nhân thì từ ngày nhận được văn bản của văn phòng UBND Thành phố đến nay chưa có câu trả lời với công nhân.

...để “ngậm đắng” nhận 5 triệu.

Cũng tại thời điểm trước khi nhận được văn bản 22308 36/5/BTCD-XLD, ngày 31/12/2015 của văn phòng UBND Thành phố.

Ngày 30/12/2015 (Trước đó 1 ngày) đã diễn ra hội nghị tại hội trường Cty Dệt (47 Ngyễn Tuân - Thanh Xuân) với sự tham gia của các Sở, ban nghành liên quan để giải quyết kiến nghị của công nhân.


Biên bản Hội nghị và chữ ký đại diện của các Sở, ban ngành tại hội trường Cty Dệt

Biên bản Hội nghị và chữ ký đại diện của các Sở, ban ngành tại hội trường Cty Dệt

Tại hội nghị, ông Vũ Kim Sơn, Phó chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội (chủ trì cuộc họp) đã trả lời với các sở ban ngành rằng Cty Cổ phần Dệt Mùa đông không được áp dụng theo Quyết định 86/2010/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Vậy theo kiến nghị của người lao động là yêu cầu công ty chi trả, hỗ trợ cho người lao động là 5.000.000 đồng/người/năm (Bao gồm điều 48 của Bộ Luật Lao Động). Đề nghị Cty Dệt có thông báo cho người lao động trước ngày 4/2/2016.

Về phía công nhân họ lại không chấp nhận việc đến 4/2/2016 mới có thông báo quyết định về việc chi trả, hỗ trợ trên vì ngày Tết đang đến gần nên không thể kéo dài như vậy được.

Nếu để qua tết mới chi trả thì họ không chấp nhận ở mức giá 5.000.000 đồng/người/năm mà sẽ tăng hơn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

 

Theo Như Trường

Pháp luật Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên