ĐHCĐ SMA: Liên tục nợ cổ tức, SCIC lên tiếng "đòi"
Như vậy là, trước mắt, SMA còn nợ cổ đông 12% cổ tức 2011, 4% cổ tức 2012 (chưa chốt quyền), 4% cổ tức 2013, và có thể sẽ thêm 6,6% cổ tức 2014 (sẽ được ĐHCĐ thường niên 2015 thông qua).
Ngay trước thềm ĐHCĐ ngày 21/6/2014, Công ty Cổ phần Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (SMA) lại đưa ra thông tin chẳng cổ đông nào mong muốn: Hoãn cổ tức. Đây là lần thứ 9, và phải đến cuối năm nay, mới biết có phải là lần cuối cùng...
Nóng vấn đề cổ tức
Không ngoài dự đoán, cổ tức luôn là vấn đề được cổ đông quan tâm và chất vấn ban lãnh đạo công ty. Đại diện SMA phân bua, việc trì hoãn cổ tức nhiều lần xuất phát từ nỗ lực muốn trả cổ tức sớm nhưng do yếu tố khách quan không lường trước được, việc hoãn cổ tức là không tránh khỏi. Đại diện phía SCIC, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó chủ tịch HĐQT lên tiếng đề nghị công ty trả nợ cổ tức cho SCIC trong tháng 7/2014. Ngoài ra, tổ chức này còn "đòi" tỷ lệ cổ tức năm 2013 là 4,4%. Được biết, mức cổ tức mà HĐQT SMA đưa ra cho năm 2013 là 4%.
Là người trong HĐQT, có lẽ ông Hưng cũng biết phần nào tình trạng của công ty. Một khi cổ tức 2011 - 2012 mới chỉ "hứa" sẽ trả trong năm 2014, thì việc chi trả cổ tức 2013 của công ty có vẻ sẽ khá xa vời.
Về cổ tức 2014, SMA đề xuất tỷ lệ cổ tức cho năm 2014 là 6,6%. Trong khi đó kế hoạch lợi nhuận trước thuế của công ty là 15,3 tỷ đồng. Có nghĩa là, nếu triển khai, SMA sẽ trả 9,7 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, chiếm phần lớn lợi nhuận sau thuế thu được năm 2014. Việc chi trả cổ tức năm 2013 - 2014 có bị trì hoãn như 12% cổ tức năm 2011 hay không, vẫn là điều khiến các cổ đông băn khoăn.
Như vậy là, trước mắt, SMA còn nợ cổ đông 12% cổ tức 2011, 4% cổ tức 2012 (chưa chốt quyền), 4% cổ tức 2013, và có thể sẽ thêm 6,6% cổ tức 2014 (sẽ được ĐHCĐ thường niên 2015 thông qua).
Lời đề nghị trả nợ cổ tức cho ông lớn SCIC vẫn bị bỏ ngỏ.
Công nợ và những gánh nặng
Chất vấn tại phiên họp ĐHCĐ vừa qua, vấn đề công nợ được cổ đông đề nghị SMA giải thích rõ ràng khi có tới hơn 100 tỷ đồng công nợ phải thu tính đến cuối quý 1/2014. Bà Đoàn Thị Kim Khánh, kế toán trưởng công ty cho biết hiện công nợ vẫn trong tầm kiểm soát, không có các khoản nợ xâu có khả năng mất vốn, nợ phải thu quý 1/2014 cân đối với nợ phải trả trong quý.
Tất nhiên, đó là về con số. Những khó khăn trong việc chi trả cổ tức 2011 vừa qua, đều được SMA đưa ra một nguyên nhân cực kỳ ngắn gọn: nguồn thu bị trễ. Khả năng kiểm soát các nguồn thu của SMA thực sự đến đâu?
Khoản đầu tư...mang họa
Trong văn bản giải trình gửi Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM gần đây, phát sinh trong xây dựng nhà máy thủy điện Đăk Glun khiến nguồn tiền bị thiếu hụt. Doanh thu bán điện chưa đủ chi trả vốn và lãi vay. Mùa khô năm 2013 và 2014 gay gắt khiến nguồn thu tiếp tục giảm sút.
Về doanh thu nhà máy thủy điện, ông Nguyễn Đình Hiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cho biết năm 2012, 2013 đạt lần lượt 67 tỷ đồng và 60,4 tỷ đồng. Dự kiến năm 2014 đạt 61 tỷ đồng (doanh thu trước thuế).
Một trong những phương án tái cấu trúc tài chính của SMA trong thời gian tới là...bán nhà máy thủy điện (bên cạnh việc ưu tiên phương án vay vốn dài hạn tái cấu trúc, tìm đối tác đầu tư). Như vậy là, mới phát sinh doanh thu 2 năm (2012, 2013), đứng trước nhiều khó khăn trong thanh toán vốn và lãi vay, mùa khô, SMA đã và đang cân nhắc thoát khỏi dự án nhà máy thủy điện này, trong trường hợp không tìm được nguồn tài trợ vốn vay dài hạn.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi cổ đông về sự đúng đắn trong việc mua nhà máy thủy điện, ông Hiền vẫn đưa ra đánh giá là "không sai". Ông cho biết việc đầu tư nhà máy thủy điện đã được ĐHCĐ năm 2005 thông qua.
>> SMA tiếp tục 'treo' cổ tức 2011 đến cuối năm 2014
ĐHCĐ thường niên 2014 của SMA diễn ra với nhiều nội dung được chất vấn, cuối cùng cũng kết thúc với việc thông qua toàn bộ tờ trình trước đó của HĐQT và Ban giám đốc.
Nóng vấn đề cổ tức
Không ngoài dự đoán, cổ tức luôn là vấn đề được cổ đông quan tâm và chất vấn ban lãnh đạo công ty. Đại diện SMA phân bua, việc trì hoãn cổ tức nhiều lần xuất phát từ nỗ lực muốn trả cổ tức sớm nhưng do yếu tố khách quan không lường trước được, việc hoãn cổ tức là không tránh khỏi. Đại diện phía SCIC, ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó chủ tịch HĐQT lên tiếng đề nghị công ty trả nợ cổ tức cho SCIC trong tháng 7/2014. Ngoài ra, tổ chức này còn "đòi" tỷ lệ cổ tức năm 2013 là 4,4%. Được biết, mức cổ tức mà HĐQT SMA đưa ra cho năm 2013 là 4%.
Là người trong HĐQT, có lẽ ông Hưng cũng biết phần nào tình trạng của công ty. Một khi cổ tức 2011 - 2012 mới chỉ "hứa" sẽ trả trong năm 2014, thì việc chi trả cổ tức 2013 của công ty có vẻ sẽ khá xa vời.
Về cổ tức 2014, SMA đề xuất tỷ lệ cổ tức cho năm 2014 là 6,6%. Trong khi đó kế hoạch lợi nhuận trước thuế của công ty là 15,3 tỷ đồng. Có nghĩa là, nếu triển khai, SMA sẽ trả 9,7 tỷ đồng cổ tức cho cổ đông, chiếm phần lớn lợi nhuận sau thuế thu được năm 2014. Việc chi trả cổ tức năm 2013 - 2014 có bị trì hoãn như 12% cổ tức năm 2011 hay không, vẫn là điều khiến các cổ đông băn khoăn.
Như vậy là, trước mắt, SMA còn nợ cổ đông 12% cổ tức 2011, 4% cổ tức 2012 (chưa chốt quyền), 4% cổ tức 2013, và có thể sẽ thêm 6,6% cổ tức 2014 (sẽ được ĐHCĐ thường niên 2015 thông qua).
Lời đề nghị trả nợ cổ tức cho ông lớn SCIC vẫn bị bỏ ngỏ.
Công nợ và những gánh nặng
Chất vấn tại phiên họp ĐHCĐ vừa qua, vấn đề công nợ được cổ đông đề nghị SMA giải thích rõ ràng khi có tới hơn 100 tỷ đồng công nợ phải thu tính đến cuối quý 1/2014. Bà Đoàn Thị Kim Khánh, kế toán trưởng công ty cho biết hiện công nợ vẫn trong tầm kiểm soát, không có các khoản nợ xâu có khả năng mất vốn, nợ phải thu quý 1/2014 cân đối với nợ phải trả trong quý.
Tất nhiên, đó là về con số. Những khó khăn trong việc chi trả cổ tức 2011 vừa qua, đều được SMA đưa ra một nguyên nhân cực kỳ ngắn gọn: nguồn thu bị trễ. Khả năng kiểm soát các nguồn thu của SMA thực sự đến đâu?
Khoản đầu tư...mang họa
Trong văn bản giải trình gửi Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM gần đây, phát sinh trong xây dựng nhà máy thủy điện Đăk Glun khiến nguồn tiền bị thiếu hụt. Doanh thu bán điện chưa đủ chi trả vốn và lãi vay. Mùa khô năm 2013 và 2014 gay gắt khiến nguồn thu tiếp tục giảm sút.
Về doanh thu nhà máy thủy điện, ông Nguyễn Đình Hiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cho biết năm 2012, 2013 đạt lần lượt 67 tỷ đồng và 60,4 tỷ đồng. Dự kiến năm 2014 đạt 61 tỷ đồng (doanh thu trước thuế).
Một trong những phương án tái cấu trúc tài chính của SMA trong thời gian tới là...bán nhà máy thủy điện (bên cạnh việc ưu tiên phương án vay vốn dài hạn tái cấu trúc, tìm đối tác đầu tư). Như vậy là, mới phát sinh doanh thu 2 năm (2012, 2013), đứng trước nhiều khó khăn trong thanh toán vốn và lãi vay, mùa khô, SMA đã và đang cân nhắc thoát khỏi dự án nhà máy thủy điện này, trong trường hợp không tìm được nguồn tài trợ vốn vay dài hạn.
Tuy nhiên, trả lời câu hỏi cổ đông về sự đúng đắn trong việc mua nhà máy thủy điện, ông Hiền vẫn đưa ra đánh giá là "không sai". Ông cho biết việc đầu tư nhà máy thủy điện đã được ĐHCĐ năm 2005 thông qua.
>> SMA tiếp tục 'treo' cổ tức 2011 đến cuối năm 2014
ĐHCĐ thường niên 2014 của SMA diễn ra với nhiều nội dung được chất vấn, cuối cùng cũng kết thúc với việc thông qua toàn bộ tờ trình trước đó của HĐQT và Ban giám đốc.
Minh Thư
HSX/SMA
Theo HSX/SMA
Copy link
Link bài gốc
Lấy link!
Từ Khóa: