Doanh nghiệp 21/5: Vinamilk "hot" ở thành thị, Unilever xếp số 1 ở nông thôn
Thị trường được hâm nóng bởi thông tin cổ tức, có thêm 16 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, cổ phiếu.
5 năm ở Việt Nam, K + hãng truyền hình liên doanh với Pháp nổi tiếng nhờ độc quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh luôn luôn lỗ và đến nay, đã âm 1.900 tỷ đồng. Liệu K+ có thực sự bên bờ vực phá sản, hay có ẩn khuất gì tương tự như chuyển giá hay không? Vì sao K+ dù lỗ nặng vẫn quyết bám trụ Việt Nam?
Thị trường được hâm nóng bởi thông tin cổ tức, có thêm 16 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, cổ phiếu. Nổi bật nhất là món cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 30% của Cao su Đà Nẵng (01 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng). Thời gian thực hiện 10/7/2015. Đồng thời, DRC cũng thông báo ngày ĐKCC chốt quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu năm 2014 với tỷ lệ 10:1 (10 cổ phiếu được nhận 01 cổ phiếu mới).
Trong bối cảnh thị trường sắp hết tháng thứ 2 của quý 2, DNNY đã công bố gần hết BCTC quý 1 thì việc CII vẫn xin "khất" báo cáo hợp nhất thêm 7 ngày không khỏi khiến nhà đầu tư băn khoăn mặc dù trước đó công ty đã có văn bản giải trình cho việc này và công bố con số lợi nhuận ước tính hợp nhất quý 1 năm nay.
LGC (CII B&R) - công ty con của CII cũng đã xin hoãn công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1 của công ty này, tuy nhiên HSX đã không chấp thuận, LGC cho biết công ty sẽ cố gắng hoàn thành sớm nhất báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 năm nay.
Trong ngày, SGDCK Tp.HCM đã đưa cổ phiếu OGC vào diện cảnh báo kể từ ngày 27/05/2015. Nguyên nhân là do Công ty thường xuyên vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo quy định. Trước đó, OGC đã 3 lần bị nhắc nhở về việc chậm công bố thông tin BCTC kết thúc năm 2014 và 2 lần bị nhắc nhở về chậm công bố BCTN năm 2014.
Một thông tin đáng chú ý trong ngày là công bố của Kantar Worldpanel về top 10 nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất ở Thành thị và nông thôn Việt Nam. Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà sản xuất với các thương hiệu đang sở hữu được chọn mua nhiều nhất ở Thành thị. Unilever dẫn đầu bảng xếp hạng các nhà sản xuất với các thương hiệu đang sở hữu được chọn mua nhiều nhất ở Nông thôn.
Thông tin giao dịch cổ phiếu lượng lớn trong ngày thuộc về các mã PET, DXG, NLG, VDL: CTCP Dịch vụ phân phối tổng hợp dầu khí (PSD) chỉ mua được 1.738.910 cổ phiếu trong tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký mua vì thị trường không thuận lợi, trong khi đó CTCP Quản lý và Khai thác Tài sản Dầu khí (PSA) cũng chỉ mua được 97.000 cp trong số 1 triệu cổ phiếu PET đăng ký mua do diễn biến giá chưa phù hợp. Prusik Asian Smaller Companies Fund Public Limited Company đã bán thành công 800.000 cp DXG. ASPL V6 Limited đăng ký mua 2 triệu cp NLG nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. CTCP Elmich đăng ký mua 3.326.779 cổ phiếu VDL…