Đừng để doanh nghiệp VN phải “bán mình”
Sau nhiều năm gặp khó và không có triển vọng phát triển, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp “bán mình” cho nước ngoài. Tại sao?
- 31-10-2015Doanh nghiệp dè dặt lạc quan
- 29-10-2015Doanh nghiệp Việt còn lúng túng với các biện pháp phòng vệ
- 29-10-2015Biến động tỷ giá “thổi bay” trăm tỷ đồng lợi nhuận doanh nghiệp
- 28-10-2015Doanh nghiệp đỏ mắt đi đòi tiền hoàn thuế
- 28-10-2015Thách thức mới cho doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tại Campuchia
- 28-10-2015Hơn 760 doanh nghiệp “chết” mỗi tháng
Tại hội thảo “Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tăng trưởng kinh tế của TP.HCM” do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP và Trường ĐH Kinh tế - luật tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng dù là xương sống của nền kinh tế nhưng thời gian qua doanh nghiệp vừa và nhỏ rất... bơ vơ, chưa nhận được nhiều hỗ trợ.
Sau nhiều năm gặp khó và không có triển vọng phát triển, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp “bán mình” cho nước ngoài.
Ông Trần Việt Anh, tổng giám đốc Công ty Nam Thái Sơn, dẫn chứng đã có bốn doanh nghiệp tên tuổi trong ngành nhựa VN được bán cho nhà đầu tư nước ngoài, chưa kể nhiều doanh nghiệp hiện đang được các nhà đầu tư Thái Lan đàm phán để mua 100%.
“Nếu cứ tiếp tục bị bỏ rơi, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bán mình cho nước ngoài” - ông Việt Anh cảnh báo.
Cũng tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng TP.HCM cần có chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành vệ tinh của các doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn muốn được xem là hàng nội địa, sản phẩm phải đáp ứng một ngưỡng tỉ lệ phần trăm giá trị nội địa nào đó.
Điều này mới khuyến khích được nội địa hóa sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi sản xuất.
Tuổi trẻ