FLC sẽ giữ chân nhà đầu tư bằng điều gì?
Một trong những công ty tích cực nhất trong việc thu gom tài sản giá rẻ sau khủng hoảng...
"Các nhà đầu tư đã đến với FLC thì hãy ở lại đến lâu dài”, lời của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết tại đại hội cổ đông 2014 vừa diễn ra hôm 4/6.
“Ngôi sao thanh khoản”
Tại đại hội cổ đông 2014, trước những nghi ngờ của cổ đông về vai trò nhà tạo lập thị trường (market maker) đối với chính cổ phiếu FLC trên thị trường, ban lãnh đạo tập đoàn này đã khẳng định không có chủ trương tác động đến giao dịch của cổ phiếu trên thị trường.
“Mặc dù có mảng kinh doanh đầu tư tài chính nhưng cổ phiếu FLC trên thị trường hoàn toàn do cung cầu quyết định”, vị lãnh đạo của FLC nói.
Trên sàn HOSE, FLC đang là “ngôi sao thanh khoản” với khối lượng giao dịch liên tục chiếm từ 15 -20% tổng khối lượng giao dịch toàn sàn. Có những phiên hơn 20 triệu cổ phiếu FLC được sang tay, chiếm đến 14% lượng cổ phiếu niêm yết của tập đoàn này.
Chính “lịch sử” thanh khoản cao khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi về việc “tự tạo thanh khoản” của các cổ đông lớn ở FLC. Vậy câu trả lời của lãnh đạo FLC có đáng tin?
Có một thực tế là, các chủ đề về cổ phiếu FLC trên các diễn đàn của nhà đầu tư cá nhân luôn thu hút lượng lớn người đọc và bình luận. Cổ phiếu FLC luôn bị soi rất kỹ từ các thông tin được công bố và ngay cả các tin đồn về hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.
Hôm 4/6, đại hội cổ đông của FLC diễn ra với 65,9% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự. Đây là một tỷ lệ vừa đủ để tiến hành đại hội lần 1 theo quy định. Thông tin từ đại hội cho biết, phần lớn các cổ đông không tham dự là cổ đông cá nhân và sở hữu số lượng cổ phiếu nhỏ.
Rõ ràng, mức độ đại chúng hóa cao là một sự tích cực, nhưng làm thế nào để thay đổi từ một cấu trúc cổ đông biến động liên tục và chỉ xác định đầu tư ngắn hạn để kiếm lời từ chênh lệch giá, thành các cổ đông dài hạn và gắn bó lâu dài với công ty, là điều rất nhiều công ty niêm yết đang mong muốn.
Để trở thành một “công ty giá trị” trong mắt các nhà đầu tư, FLC phải thay đổi được điều này, như lời kêu gọi của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Trịnh Văn Quyết tại đại hội cổ đông 2014: “Các nhà đầu tư đã đến với FLC thì hãy ở lại lâu dài”.
Giữ chân nhà đầu tư bằng gì?
Mới đây, FLC đã công bố chi gần 200 tỷ để sở hữu dự án được cho là đắc địa tại 36 Phạm Hùng, Hà Nội. Đây là mức giá thấp hơn khoảng 20% so với chủ đầu tư trước đó đã bỏ ra để sở hữu dự án này.
Tiềm năng của dự án này được đánh giá rất cao và FLC sẽ khởi công ngay trong quý 3/2014. Thậm chí, một cam kết bằng lời đã được Chủ tịch FLC đưa ra tại đại hội cổ đông: “Khách hàng mua nhà tại dự án này, nếu lỗ, FLC sẽ mua lại”.
Đây là dự án đáng chú ý thứ hai được FLC mua lại trong hai năm qua, trước đó là Alaska Garden, cũng tại Hà Nội. Trong quá trình đi thu gom tài sản giá rẻ sau khủng hoảng, FLC được đánh giá là một trong những người mua tích cực tại khu vực phía Bắc.
Lãnh đạo tập đoàn này tiết lộ, với hàng chục dự án bất động sản đang sở hữu, có tổng quy mô 1.500 ha, giá trị thị trường tài sản của FLC chỉ tính riêng mảng bất động sản có thể đạt 20.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn gấp 10 lần quy mô tài sản sổ sách trên bảng cân đối kế toán hiện tại của FLC.
Ai cũng biết giá trị thị trường kia chỉ có ý nghĩa với điều kiện FLC triển khai thành công các dự án bất động sản từ các “bãi đất trống”, nếu không FLC sẽ bán cho ai để thu hồi được con số ước tính bên trên.
Huy động vốn để phát triển các dự án bất động sản trong bối cảnh hiện nay luôn là một thách thức với bất kỳ chủ đầu tư nào. Chỉ tính riêng các dự án tại Thanh Hóa dự kiến được khởi công trong năm 2014, FLC cần huy động 8.200 tỷ đồng, trong đó 1.800 tỷ đồng vốn chủ sở hữu!
Như một điều kiện bắt buộc, để đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong các dự án, FLC phải tiếp tục tăng vốn điều lệ lên gấp đôi sau khi vừa hoàn thành việc tương tự cách đây không lâu. Lãnh đạo FLC rất tự tin vào kế hoạch tăng vốn, đặc biệt là sau đợt phát hành thành công 800 trái phiếu gần đây.
Lý do của sự tự tin này có thể đến từ việc FLC hoàn toàn có thể đạt được 350 tỷ lợi nhuận trong năm 2014 (6 tháng ước tính: 144 tỷ đồng). Đây sẽ là mức tăng trưởng 150% so với năm 2013 sau khi đã tăng 250% trong năm 2012. Lợi nhuận tăng trưởng tốt là điều kiện để FLC luôn trả cổ tức năm sau cao hơn năm trước cho các cổ đông.
FLC chọn năm 2014 là năm bản lề để đưa tập đoàn này trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất khu vực phía Bắc. Lựa chọn này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn: hàng tồn kho bất động sản ở mọi phân khúc cao, điều kiện kinh doanh không thuận lợi, huy động vốn khó khăn…
Cuối cùng, FLC đang sở hữu một lợi thế về nhân sự mà hiếm công ty bất động sản nào có. Rất nhiều lãnh đạo tập đoàn này là các luật sư có nhiều năm kinh nghiệm và đây là lý do các dự án, các giao dịch của FLC luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất về tính pháp lý.
Nhưng quan trọng hơn, những luật sư lãnh đạo hiểu rõ hơn ai hết về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, FLC là một trong những công ty có tần suất công bố thông tin nhiều nhất trên HOSE thời gian gần đây - điều hầu như cổ đông nào cũng mong đợi từ các công ty niêm yết.
“Ngôi sao thanh khoản”
Tại đại hội cổ đông 2014, trước những nghi ngờ của cổ đông về vai trò nhà tạo lập thị trường (market maker) đối với chính cổ phiếu FLC trên thị trường, ban lãnh đạo tập đoàn này đã khẳng định không có chủ trương tác động đến giao dịch của cổ phiếu trên thị trường.
“Mặc dù có mảng kinh doanh đầu tư tài chính nhưng cổ phiếu FLC trên thị trường hoàn toàn do cung cầu quyết định”, vị lãnh đạo của FLC nói.
Trên sàn HOSE, FLC đang là “ngôi sao thanh khoản” với khối lượng giao dịch liên tục chiếm từ 15 -20% tổng khối lượng giao dịch toàn sàn. Có những phiên hơn 20 triệu cổ phiếu FLC được sang tay, chiếm đến 14% lượng cổ phiếu niêm yết của tập đoàn này.
Chính “lịch sử” thanh khoản cao khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi về việc “tự tạo thanh khoản” của các cổ đông lớn ở FLC. Vậy câu trả lời của lãnh đạo FLC có đáng tin?
Có một thực tế là, các chủ đề về cổ phiếu FLC trên các diễn đàn của nhà đầu tư cá nhân luôn thu hút lượng lớn người đọc và bình luận. Cổ phiếu FLC luôn bị soi rất kỹ từ các thông tin được công bố và ngay cả các tin đồn về hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.
Hôm 4/6, đại hội cổ đông của FLC diễn ra với 65,9% cổ đông có quyền biểu quyết tham dự. Đây là một tỷ lệ vừa đủ để tiến hành đại hội lần 1 theo quy định. Thông tin từ đại hội cho biết, phần lớn các cổ đông không tham dự là cổ đông cá nhân và sở hữu số lượng cổ phiếu nhỏ.
Rõ ràng, mức độ đại chúng hóa cao là một sự tích cực, nhưng làm thế nào để thay đổi từ một cấu trúc cổ đông biến động liên tục và chỉ xác định đầu tư ngắn hạn để kiếm lời từ chênh lệch giá, thành các cổ đông dài hạn và gắn bó lâu dài với công ty, là điều rất nhiều công ty niêm yết đang mong muốn.
Để trở thành một “công ty giá trị” trong mắt các nhà đầu tư, FLC phải thay đổi được điều này, như lời kêu gọi của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Trịnh Văn Quyết tại đại hội cổ đông 2014: “Các nhà đầu tư đã đến với FLC thì hãy ở lại lâu dài”.
Giữ chân nhà đầu tư bằng gì?
Mới đây, FLC đã công bố chi gần 200 tỷ để sở hữu dự án được cho là đắc địa tại 36 Phạm Hùng, Hà Nội. Đây là mức giá thấp hơn khoảng 20% so với chủ đầu tư trước đó đã bỏ ra để sở hữu dự án này.
Tiềm năng của dự án này được đánh giá rất cao và FLC sẽ khởi công ngay trong quý 3/2014. Thậm chí, một cam kết bằng lời đã được Chủ tịch FLC đưa ra tại đại hội cổ đông: “Khách hàng mua nhà tại dự án này, nếu lỗ, FLC sẽ mua lại”.
Đây là dự án đáng chú ý thứ hai được FLC mua lại trong hai năm qua, trước đó là Alaska Garden, cũng tại Hà Nội. Trong quá trình đi thu gom tài sản giá rẻ sau khủng hoảng, FLC được đánh giá là một trong những người mua tích cực tại khu vực phía Bắc.
Lãnh đạo tập đoàn này tiết lộ, với hàng chục dự án bất động sản đang sở hữu, có tổng quy mô 1.500 ha, giá trị thị trường tài sản của FLC chỉ tính riêng mảng bất động sản có thể đạt 20.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn gấp 10 lần quy mô tài sản sổ sách trên bảng cân đối kế toán hiện tại của FLC.
Ai cũng biết giá trị thị trường kia chỉ có ý nghĩa với điều kiện FLC triển khai thành công các dự án bất động sản từ các “bãi đất trống”, nếu không FLC sẽ bán cho ai để thu hồi được con số ước tính bên trên.
Huy động vốn để phát triển các dự án bất động sản trong bối cảnh hiện nay luôn là một thách thức với bất kỳ chủ đầu tư nào. Chỉ tính riêng các dự án tại Thanh Hóa dự kiến được khởi công trong năm 2014, FLC cần huy động 8.200 tỷ đồng, trong đó 1.800 tỷ đồng vốn chủ sở hữu!
Như một điều kiện bắt buộc, để đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong các dự án, FLC phải tiếp tục tăng vốn điều lệ lên gấp đôi sau khi vừa hoàn thành việc tương tự cách đây không lâu. Lãnh đạo FLC rất tự tin vào kế hoạch tăng vốn, đặc biệt là sau đợt phát hành thành công 800 trái phiếu gần đây.
Lý do của sự tự tin này có thể đến từ việc FLC hoàn toàn có thể đạt được 350 tỷ lợi nhuận trong năm 2014 (6 tháng ước tính: 144 tỷ đồng). Đây sẽ là mức tăng trưởng 150% so với năm 2013 sau khi đã tăng 250% trong năm 2012. Lợi nhuận tăng trưởng tốt là điều kiện để FLC luôn trả cổ tức năm sau cao hơn năm trước cho các cổ đông.
FLC chọn năm 2014 là năm bản lề để đưa tập đoàn này trở thành một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất khu vực phía Bắc. Lựa chọn này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn: hàng tồn kho bất động sản ở mọi phân khúc cao, điều kiện kinh doanh không thuận lợi, huy động vốn khó khăn…
Cuối cùng, FLC đang sở hữu một lợi thế về nhân sự mà hiếm công ty bất động sản nào có. Rất nhiều lãnh đạo tập đoàn này là các luật sư có nhiều năm kinh nghiệm và đây là lý do các dự án, các giao dịch của FLC luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất về tính pháp lý.
Nhưng quan trọng hơn, những luật sư lãnh đạo hiểu rõ hơn ai hết về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, FLC là một trong những công ty có tần suất công bố thông tin nhiều nhất trên HOSE thời gian gần đây - điều hầu như cổ đông nào cũng mong đợi từ các công ty niêm yết.
Theo Huy Nam