Mong chính sách “thực tế” hơn
Họ đang cần những cơ chế, chính sách xốc tinh thần cho họ chứ không phải cần ai đó cho họ tiền, cho họ vay dù họ đang gặp khó ở chuyện này.
Cần sự cộng hưởng về tinh thần
Ảnh: CTV |
Nếu những điều này cộng hưởng lại với nhau thì những khó khăn nội tại của doanh nhân Việt sẽ giảm đi rất nhiều. Có nhiều cơ hội cho họ phát triển. Theo dự báo kinh tế của VN đến năm 2015, kinh tế vẫn còn khó khăn. Nếu không có tinh thần quyết liệt, ý chí vững bền cộng hưởng lại cùng với nội lực của doanh nghiệp thì không thể vượt qua.
* Ông Nguyễn Trí Kiên (giám đốc Công ty may túi xách Minh Tiến, TP.HCM):
Ảnh: T.V.N. |
Kỳ vọng sớm thoát khỏi sự trì trệ
Tôi cho rằng điều mà cộng đồng doanh nhân mong mỏi nhất không phải là có được một mức lãi suất thấp, một sự ưu đãi nào đó, mà chính là một cơ chế điều hành nền kinh tế của Chính phủ phải thật linh hoạt, thật nhạy bén, trong đó cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp nhất thiết phải thật đồng bộ. Nếu bộ máy công quyền biết đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu, thấy được rằng cần phải đưa nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài quá lâu, xây một môi trường kinh doanh lành mạnh, các chính sách đều công bằng, bình đẳng với tất cả doanh nghiệp thì đó là điều giới doanh nhân chúng tôi cần nhất.
* Bà Đặng Minh Phương (chủ tịch Câu lạc bộ CEO TP.HCM):
Cần chính sách ổn định dài lâu
Ảnh: T.ĐẠM |
Với tình hình hiện nay, khó khăn sẽ còn tiếp tục bám doanh nghiệp, nếu không có giải pháp dài hơi thì chúng ta dễ lâm vào kịch bản của năm 2008. Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đang để ý nhiều đến doanh nghiệp VN cũng như thị trường VN, Nhà nước cần có động thái, mức quan tâm với nguồn vốn này, rà soát lại việc phân bổ nguồn vốn từ nước ngoài để làm sao khối doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận nguồn vốn ngoại. Các chính sách, cơ chế thuận lợi sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.
Có ý kiến cho rằng cần cắt giảm đầu tư công, nhưng ý kiến cá nhân tôi lại cho rằng vẫn nên tiếp tục vì chúng ta vẫn cần rất nhiều bệnh viện, trường học, cơ sở hạ tầng cầu đường... Có như vậy mới thúc đẩy nền kinh tế. Vấn đề là phải tăng cường kiểm soát, hạn chế thất thoát.
* Ông Đỗ Phước Tống (giám đốc Công ty cơ khí Duy Khanh, TP.HCM):
Ảnh: T.ĐẠM |
Rà lại chính sách thuế
Để khôi phục được nền kinh tế, đội ngũ doanh nhân chúng tôi sẽ không thể làm gì được nếu thiếu đi sự tương tác với Chính phủ, với các cơ quan hữu trách. Thực tế cho thấy nguyên nhân việc doanh nghiệp Việt luôn chậm và đi sau doanh nghiệp các nước, là do các chính sách có liên quan đến đời sống hoạt động của doanh nghiệp không gắn liền với thực tiễn. Những doanh nghiệp ngành cơ khí hiện còn tồn tại được xem như kỳ tích bởi các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, cho ngành gần như không có gì. Vì vậy, tôi rất mong sớm có cuộc tổng rà soát lại chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với linh kiện cũng như sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh hiện nay nếu thật sự muốn tạo “con đường sống” cho doanh nghiệp.
* Ông Thái Tuấn Chí (tổng giám đốc Công ty cổ phần Thái Tuấn):
Nhanh hơn nữa tái cấu trúc nền kinh tế
Ảnh: N.B. |
Với góc độ của doanh nhân, việc Nhà nước khẩn trương đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế trên cơ sở tái cấu trúc các ngành nghề mũi nhọn là sự hỗ trợ kịp thời, thiết thực nhất lúc này. Dựa trên những ngành nghề mũi nhọn đó sẽ có chiến lược đào tạo tổng thể nguồn nhân lực phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu số lượng cũng như chất lượng cho doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Sự cải cách kịp thời trong giáo dục là nền tảng tốt để khi kinh tế trở lại vòng phát triển chúng ta đã có nguồn lực lượng sẵn sàng.
* Ông Võ Quốc Thắng (chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ khóa 3):
Cần sự đầu tư đúng chỗ
Ảnh: N.C.T. |
Vì thế, không phải chỉ riêng chúng tôi mà cả cộng đồng doanh nghiệp VN hiện đang cần chính là một sự thay đổi trong hoạt động đầu tư. Nhà nước phải là người đi tiên phong, đầu tư đúng chỗ. Quốc hội, Chính phủ cần phải thu xếp được một nguồn vốn lớn để đầu tư vào những dự án trọng điểm về đường sá, trường học, bệnh viện. Trước sau gì cũng phải làm, vậy tại sao không chọn lọc những dự án cần thiết để làm ở thời điểm này. Khi bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng thiết yếu sẽ kéo được rất nhiều ngành sản xuất khác “chạy” theo, từ đó tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Cả một dây chuyền phải cùng chạy thì mới có lối ra, sản xuất mới phát triển, kinh tế khởi sắc.
Theo T.V.NGHI - N.BÌNH - B.HOÀN - Đ.DÂN
Sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn Tại lễ kỷ niệm và trao danh hiệu doanh nhân tiêu biểu cho 100 doanh nhân VN, do Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) tổ chức ngày 11-10, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh ghi nhận đóng góp to lớn của giới doanh nhân, biểu dương nỗ lực vượt khó của doanh nhân thời gian qua, đồng thời cam kết Chính phủ sẽ nỗ lực hơn nữa để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển... Cũng tại buổi lễ, ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch VCCI - cho biết thời gian qua Chính phủ đã có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân cũng có nhiều nỗ lực nhưng “dường như các nỗ lực đó còn chưa đủ. Đất nước cần những nỗ lực đột phá để thoát khỏi sự trì trệ”. Theo ông Lộc, yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng... triển khai còn chậm trễ, chưa đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp. C.V.KÌNH |